Trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo nguyên tắc nào?

Theo quy định thì vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở công lập được xác định cho người làm việc theo nguyên tắc nào?

Trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập như sau:

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập
1. Việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP)
...

Vì, việc xác định vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP thì trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo 5 nguyên tắc sau:

[1] Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và của pháp luật về vị trí việc làm, số lượng người làm việc và tinh giản biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập.

[2] Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

[3] Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả và nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

[4] Bảo đảm một người làm việc phải được giao đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian lao động quy định. Những vị trí việc làm không có đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì phải bố trí kiêm nhiệm.

[5] Bảo đảm cơ cấu hợp lý, trong đó số lượng người làm việc tại các vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung chiếm tỉ lệ tối thiểu 65% tổng số lượng người làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo nguyên tắc nào?

Trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Trường trung học cơ sở công lập phải đảm bảo về định mức số lượng người ra sao?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, thì định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập phải bảo đảm như sau:

1) Đủ số lượng người làm việc theo định mức quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác giảng dạy tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và để thực hiện các công việc chuyên môn dùng chung, công việc hỗ trợ, phục vụ của cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

2) Những vị trí việc làm không đủ khối lượng công việc để thực hiện theo thời gian quy định của một người làm việc thì bố trí thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm.

Những vị trí việc làm chưa bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc kiêm nhiệm.

Người được bố trí kiêm nhiệm phải được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm kiêm nhiệm.

3) Số lượng giáo viên trong các trường phổ thông công lập bao gồm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức và giáo viên hợp đồng lao động.

Cơ sở giáo dục phổ thông công lập đang bố trí số lượng viên chức giáo viên thấp hơn định mức tối đa theo quy định tại Thông tư này (do biên chế được giao không đủ theo định mức tối đa hoặc chưa tuyển dụng được) thì căn cứ định mức tối đa quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT để xác định số lượng giáo viên ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

4) Số lượng người làm việc theo định mức và vị trí việc làm quy định tại Thông tư này được xác định theo quy mô lớp học của từng cơ sở giáo dục phổ thông.

5) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học:

Số lượng phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Số lượng giáo viên được thực hiện theo quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT đối với từng cấp học;

Danh mục vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc của vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành (trừ giáo viên, giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật), vị trí việc làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ của trường phổ thông có nhiều cấp học được thực hiện theo quy định đối với cấp học cao nhất.

Trong đó, số lớp hoặc số học sinh để làm căn cứ tính số lượng người làm việc theo quy định đối với cấp học cao nhất là tổng số lớp hoặc tổng số học sinh của tất cả các cấp học;

Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật đối với trường phổ thông có nhiều cấp học có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Trường có dưới 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người;

Mỗi trường bố trí 01 giáo viên (giáo viên tiểu học hoặc giáo viên trung học cơ sở) làm giáo viên tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở công lập được phân loại như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 106/2020/NĐ-CP thì vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở công lập được phân loại như sau:

Phân loại theo khối lượng công việc

- Vị trí việc làm do một người đảm nhận.

- Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.

- Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Phân loại theo tính chất, nội dung công việc

- Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).

- Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.

Như vậy, vị trí việc làm trong trường trung học cơ sở công lập được phân theo 2 loại {1} Phân loại theo khối lượng công việc; {2} Phân loại theo tính chất, nội dung công việc.

Trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm ngày Cách mạng Tháng 8 thành công?
Hỏi đáp Pháp luật
So sánh trường THCS tư thục với trường THCS công lập như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp trung học cơ sở học trong vòng mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Độ tuổi bắt đầu học trung học cơ sở là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh lớp mấy phải làm thẻ căn cước?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh trung học cơ sở sẽ được miễn học phí vào tháng 9 năm 2025 đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở công lập xác định vị trí việc làm cho người làm việc theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các trường trung học cơ sở hiện nay ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Có trường chuyên ở cấp trung học cơ sở hay không?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;