Trường trung học cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Trường trung học cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trường trung học cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục;
- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trường trung học cơ sở bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động giáo dục trường trung học cơ sở ra sao?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì trình tự thực hiện việc đình chỉ hoạt động giáo dục trường trung học cơ sở được thực hiện như sau:
- Khi phát hiện trường trung học vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra để đánh giá tình trạng thực tế của trường trung học, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo cho nhà trường về hành vi vi phạm, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Trong thời hạn bị đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì trường trung học thông báo bằng văn bản kèm theo minh chứng cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của trường trung học, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đình chỉ, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát điều kiện hoạt động giáo dục của trường trung học, nếu đáp ứng quy định tại Điều 27 Nghị định 125/2024/NĐ-CP thì quyết định cho phép trường trung học hoạt động giáo dục trở lại và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trường trung học cơ có bị giải thể khi hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục không?
Căn cứ Điều khoản 1 Điều 31 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thể trường trung học
1. Trường trung học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường trung học cơ sở; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trường trung học phổ thông.
...
Đồng thời, dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019 quy định về sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường như sau:
Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
...
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Từ hai quy định trên, có thể thấy nếu trường trung học cơ sở hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì sẽ bị giải thể.
- Mẫu dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết? Ai có quyền quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 9?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn về nghề nghiệp tương lai của em? Các loại ngữ liệu sử dụng cho môn Ngữ văn lớp 12 có học về thư trao đổi việc không?
- Top 4 mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4?
- Top 3 mẫu bài văn nghị luận 600 chữ về thuyết phục người khác từ bỏ thói quen ghen tị? Học sinh lớp 8 được học các môn học tự chọn nào?
- Mẫu viết một đoạn văn tả về một đồ dùng học tập môn Tiếng Việt lớp 3? Quy định về nhiệm vụ của học sinh lớp 3 ra sao?
- Top 3 mẫu bài nghị luận về ý thức tham gia giao thông của học sinh hiện nay? Nhiệm vụ của học sinh cấp 3 hiện nay?
- Công thức tính tốc độ lớp 10 là gì? Công thức tính tốc độ được học lớp 10 đúng không?
- Mẫu lập dàn ý kể lại một trải nghiệm của em với người bạn thân ngắn gọn nhất? Ai xét duyệt danh sách học sinh trung học được khen thưởng?
- Phân tích bài thơ Tự tình 2? Số học sinh tối đa trong lớp học giáo dục nghề nghiệp cấp THPT?
- Cách tính nhiệt độ trung bình ngày? Quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí của học sinh THCS thế nào?