Trường tiểu học sẽ quản lý những hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nào?

Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trường tiểu học quản lý bao gồm những hồ sơ, giấy tờ nào?

Trường tiểu học sẽ quản lý những hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, trường tiểu học sẽ quản lý những hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục sau:

- Sổ đăng bộ.

- Học bạ.

- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.

- Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và kế hoạch hoạt động giáo dục theo năm học.

- Sổ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Hồ sơ phổ cập giáo dục.

- Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.

- Sổ quản lý các văn bản.

- Hồ sơ giáo dục học sinh khuyết tật (nếu có học sinh khuyết tật học tập).

Trường tiểu học phải giao lại học bạ cho học sinh khi nào?

Căn cứ Điều 10 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Hồ sơ đánh giá
1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.
2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm Học bạ (theo Phụ lục 1 được đính kèm) và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp (theo Phụ lục 2 được đính kèm).
a) Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.
b) Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.

Theo đó, học sinh tiểu học khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường sẽ được nhà trường giao lại học bạ.

Trường tiểu học sẽ quản lý những hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nào?

Trường tiểu học sẽ quản lý những hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nào? (Hình từ Internet)

Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục trong trường hợp nào?

Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 46/2017/NĐ-CP về đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học, cụ thể như sau:

Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 của Nghị định này và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 của Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học.
...

Vậy, có 6 trường hợp dẫn đến việc Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học gồm:

- Trường tiểu học có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;

- Trường tiểu học không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại Điều 15 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và không bảo đảm điều kiện hoạt động của giáo dục tiểu học quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP này;

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;

- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Mối quan hệ giữa trường tiểu học, gia đình và xã hội ra sao?

Theo Điều 45 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được quy định như sau:

- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong thực hiện các hoạt động giáo dục; giúp đa dạng và tối đa hóa các nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục theo hướng mở, đảm bảo môi trường giáo dục tốt nhất cho từng học sinh.

Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng, hợp tác, công khai và giải trình.

- Nhà trường chủ động tuyên truyền và thông báo tới gia đình học sinh về chủ trương, đường lối, kế hoạch và hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường; trao đổi tình hình rèn luyện, học tập và thống nhất biện pháp giáo dục học sinh;

- Nhà trường vận động gia đình đưa học sinh bỏ học trở lại lớp; tạo điều kiện để cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đến lớp tìm hiểu và hỗ trợ học sinh rèn luyện, học tập; huy động và tạo điều kiện để gia đình học sinh tham gia xây dựng nhà trường theo đúng quy định của pháp luật và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đóng góp.

- Nhà trường tham gia phổ biến trong cộng đồng dân cư trên địa bàn về đường lối chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành; thường xuyên cập nhật tình hình của xã hội và cộng đồng dân cư; xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương;

- Nhà trường tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, văn hóa địa phương và các hoạt động xã hội khác; tham mưu, đề xuất với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho nhà trường phát triển về quy mô, đảm bảo về cơ sở vật chất và thực hiện hiệu quả các hoạt động giáo dục; tiếp nhận các khoản tài trợ của các lực lượng xã hội theo đúng quy định.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trường tiểu học tư thục mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường tiểu học là gì? Thủ tục thành lập trường tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập trường tiểu học công lập cần đề án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số lớp ở trường tiểu học năm học 2024-2025 không quá bao nhiêu em học sinh?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;