Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học được quy định như thế nào? Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kem theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như sau:

[1] Hội đồng trường;

[2] Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng;

[3] Hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn;

[4] Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh;

[5] Các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học hoạt động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kem theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong trường tiểu học như sau:

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể trong nhà trường
1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong trường tiểu học theo quy định của pháp luật nhằm giúp nhà trường thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục.
3. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh hoạt động theo Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các quy định của pháp luật. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có tổng phụ trách Đội. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng phụ trách Đội thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, trong trường tiểu học có Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo nhà trường.

Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường tiểu học hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Trường tiểu học có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)

Hội đồng khác trong trường tiểu học là hội đồng nào?

Căn cứ Điều 12 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kem theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về:

- Hội đồng thi đua khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng giúp hiệu trưởng tổ chức phong trào thi đua; hướng dẫn tổ chức phát động thi đua và giám sát việc thực hiện; tham mưu sơ kết, tổng kết, xét và đề nghị khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường; kiến nghị đề xuất về công tác thi đua, khen thưởng.

Hội đồng thi đua khen thưởng do hiệu trưởng thành lập vào đầu mỗi năm học bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các thành viên. Hiệu trưởng là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng. Các thành viên của hội đồng bao gồm: phó hiệu trưởng, đại diện cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng, đại diện giáo viên. Số lượng thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng là số lẻ.

Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng triệu tập họp hội đồng định kì vào đầu năm học, cuối học kì I, cuối năm học và họp đột xuất khi có yêu cầu công việc.

- Hội đồng kỉ luật

Hội đồng kỉ luật được thành lập để xét hoặc xóa kỉ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo từng vụ việc.Việc thành lập, thành phần và hoạt động của hội đồng kỉ luật được thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Hội đồng tư vấn

Hiệu trưởng thành lập các hội đồng tư vấn để tư vấn giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong hoạt động quản lý và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quy định.

Như vậy, một số hội đồng khác trong trường tiểu học là Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng kỉ luật; Hội đồng tư vấn.

Quy định chi tiết của Tổ chuyên môn và tổ văn phòng trong trường tiểu học ra sao?

Căn cứ Điều 14 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kem theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ chuyên môn như sau:

- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học; nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham vấn học đường. Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên; tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó.

- Tổ chuyên môn có nhiệm sau:

+ Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

+ Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng và giải trình kế hoạch dạy học các môn học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học của tổ theo tuần, tháng, học kỳ và năm học.

+ Thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường, của tổ chủ động và linh hoạt.

+ Đề xuất hiệu trưởng phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp theo năm học.

+ Tổ chức cho giáo viên thực hiện lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đề xuất các xuất bản phẩm tham khảo để lựa chọn sử dụng trong nhà trường theo quy định.

+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông; tham gia đánh giá hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng.

- Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.

Bên cạnh đó căn cứ Điều 15 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kem theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tổ văn phòng như sau:

- Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm nhân viên thực hiện các công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và các công tác khác. Tổ văn phòng có tổ trưởng, tổ phó theo quy định.

- Tổ văn phòng có những nhiệm vụ sau:

+ Căn cứ kế hoạch giáo dục của nhà trường, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm phục vụ cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Giúp hiệu trưởng thực hiện công tác văn thư, nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản trong nhà trường và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định.

+ Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ và của nhà trường.

+ Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức, người lao động; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ của trường.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác khi hiệu trưởng phân công.

- Tổ văn phòng sinh hoạt ít nhất một tháng một lần hoặc khi có yêu cầu của công việc.

Trường tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thành lập trường tiểu học tư thục mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, điều kiện thành lập trường tiểu học là gì? Thủ tục thành lập trường tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập trường tiểu học công lập cần đề án hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường tiểu học phải đáp ứng?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều lệ trường tiểu học là văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biển tên trường tiểu học cần lưu ý những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc thiết yếu dùng trong Phòng y tế học đường của trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học phải lên phương án đảm bảo phòng chống dịch bệnh trong năm học 2024-2025 cho các em ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường tiểu học cần lưu ý về an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong năm học 2024-2025 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Sĩ số lớp ở trường tiểu học năm học 2024-2025 không quá bao nhiêu em học sinh?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 282
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;