Trường mẫu giáo công lập là gì?

Trong các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thì trường mẫu giáo công lập được pháp luật quy định ra sao?

Trường mẫu giáo công lập là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT như sau:

1.2. Mẫu giáo
1201. Số trường mẫu giáo, mầm non
a. Khái niệm, phương pháp tính
- Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.
- Trường mầm non là cơ sở kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
- Trường mẫu giáo, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là trường đáp ứng các tiêu chuẩn và được công nhận đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành, gồm trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
- Loại hình:
+ Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
+ Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo điều kiện hoạt động
+ Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
...

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 cũng có nêu:

Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
...

Như vậy, đối chiếu quy định thì trường mẫu giáo công lập sẽ là loại hình do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.

Trường mẫu giáo công lập là gì?

Trường mẫu giáo công lập là gì? (Hình từ Internet)

Trường mẫu giáo công lập lớp dành cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi tối đa được bao nhiêu em?

Trước hết, trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục mầm non nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi.

Số lượng trẻ tối đa trong trường mẫu giáo dân lập được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT.

Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định cụ thể như sau:

+ Lớp mẫu giáo 03 tuổi đến 04 tuổi: 25 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 04 tuổi đến 05 tuổi: 30 trẻ;

+ Lớp mẫu giáo 05 tuổi đến 06 tuổi: 35 trẻ.

Khi lớp mẫu giáo có 01 (một) trẻ khuyết tật học hòa nhập thì sĩ số của lớp mẫu giáo giảm 05 (năm) trẻ. Mỗi lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ khuyết tật.

- Trong điều kiện số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa thì được tổ chức thành lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ em hoặc lớp mầm non ghép không quá 22 trẻ em.

Lưu ý: Lớp mẫu giáo được quy định trên bao gồm các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo tại cơ sở giáo dục khác.

Như vậy, chiếu theo quy định thì ở trường mẫu giáo công lập lớp dành cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi tối đa 30 em.

Trẻ em mẫu giáo được khái niệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BGDĐT thì khái niệm về trẻ em mẫu giáo sẽ được quy định như sau:

- Trẻ em mẫu giáo là trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi đi học ở các lớp mẫu giáo của trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp mẫu giáo tại các cơ sở giáo dục khác.

- Số trẻ em học 02 buổi/ngày là số trẻ em học cả sáng và chiều.

- Số trẻ em học bán trú là số trẻ em được tổ chức ăn trưa tại trường bao gồm cả trẻ được gia đình mang thức ăn đến cho trẻ.

- Trẻ em dân tộc thiểu số là trẻ em người các dân tộc không phải là người dân tộc Kinh.

- Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là trẻ em bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật 2010) và được ra lớp học chung với trẻ em không khuyết tật tại các trường mẫu giáo, trường mầm non, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mầm non độc lập.

- Trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi là trẻ em được đánh giá là nhẹ cân và thấp còi theo bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO).

Trường mẫu giáo công lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo công lập là gì?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;