Trường mầm non được Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Trường mầm non được Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý?
Theo quy định tại Điều 6 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về cấp quản lý nhà nước đối với trường mầm non như sau:
Phân cấp quản lý nhà nước
1. Trường mầm non do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Phòng giáo dục và đào tạo giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với trường mầm non.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường mầm non sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý. Phòng giáo dục và đào tạo sẽ có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý của mình.
Trường mầm non được Ủy ban nhân dân cấp huyện hay Phòng giáo dục và đào tạo quản lý? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non công lập?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;
b) Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định;
c) Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định.
....
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường mầm non công lập.
Mối liên hệ giữa trường mầm non với gia đình và xã hội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm bảo đảm sự đồng thuận trong nhận thức cũng như trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đa dạng nguồn lực xây dựng cơ sở giáo dục mầm non, bảo đảm môi trường giáo dục tốt nhất cho mỗi trẻ em.
- Phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội bảo đảm nguyên tắc chủ động, cộng đồng trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, hợp tác, chia sẻ.
- Nhà trường chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền phát triển quy mô, xây dựng cơ sở vật chất; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
- Công khai kế hoạch và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của nhà trường và các hoạt động phối hợp với cha mẹ trẻ em; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ em và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, kiểm tra sức khỏe cho trẻ em trong nhà trường.
- Gia đình có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhà.
- Tự nguyện đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để tăng cường cơ sở vật chất và tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, thực hiện quyền giám sát để sử dụng các nguồn lực hiệu quả.
- Nhà trường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của cộng đồng, cha mẹ trẻ em bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ và quyền giám sát của người đã đóng góp để sử dụng theo quy định.
- Nhà trường chủ động đề xuất sự hỗ trợ, tiếp thu ý kiến phản hồi tích cực của cha mẹ trẻ em, cộng đồng về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quan tâm, hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vận động và tạo điều kiện để trẻ em đến trường.
- Cộng đồng, cha mẹ của trẻ em hỗ trợ, giám sát nhà trường thực hiện các hoạt động; phản hồi với nhà trường về các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch? Quy định về hoạt động dạy học trực tuyến cấp THCS?
- Gợi ý mẫu vẽ tranh Cuộc thi Ý tưởng trẻ thơ 2024? Mục tiêu đến năm 2025 của Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 2030?
- Từ năm 2025 kỳ thi tốt nghiệp THPT giảm chỉ còn 3 buổi thi?
- Kịch bản lễ sơ kết học kì 1 năm học 2024 2025? Học sinh trung học cơ sở được nhận giấy khen khi nào?
- wechoice awards 2024 Hướng dẫn bình chọn chi tiết nhất? Học sinh THPT có quyền được tiếp cận thông tin đúng không?
- Mẫu bài văn nghị luận về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay? Ngữ liệu có thể lựa chọn thơ, ca dao, truyện thơ Nôm môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
- wechoice awards 2024 vote Link bình chọn chi tiết nhất? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Bài văn tả dòng sông quê em lớp 5 ngắn gọn? Trường tiểu học có các loại phòng học bộ môn nào?
- Phân tích bài thơ Thu Điếu hay nhất? Tổ chức lớp học trong trường trung học phổ thông không quá bao nhiêu học sinh?
- Mẫu văn giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết hay nhất? Sĩ số học sinh lớp 4 trong một lớp học thế nào?