Trường hợp nào được yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ?
Trường hợp nào được yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ?
Căn cứ tại Điều 22 Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân (Sau đây gọi là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT thì người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:
- Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;
- Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;
- Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;
- Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.
Trường hợp nào được yêu cầu chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ? (Hình từ Internet)
Thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT thì thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:
Bước 1: Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ gồm:
- Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;
- Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa; (1)
- Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;(2)
- Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn; (3)
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. (4)
Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại (1), (2), (3), (4) là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.
* Trường hợp tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ quy định tại (1), (2), (3), (4) là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lòi bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.
Bước 3: Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa của văn bằng, chứng chỉ vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Ai có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ?
Căn cứ tại Điều 21 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau:
Thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ
Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Như vậy, thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.
Đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.
Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ có các nội dung chính gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT thì quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ gồm các nội dung chính sau:
- Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người có văn bằng, chứng chỉ (ghi theo văn bằng, chứng chỉ đã cấp);
- Tên, số hiệu, ngày tháng năm cấp của văn bằng, chứng chỉ;
- Nội dung chỉnh sửa;
- Lý do chỉnh sửa;
- Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quyết định.
- Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025? Trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục học sinh các cấp thế nào?
- 8+ viết đoạn văn ngắn kể về việc em được làm chung với gia đình trong dịp Tết?
- Top 3+ mẫu văn tả người thân ngắn gọn nhất? Mục tiêu chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?