Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không?
Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Loại hình trường cao đẳng
1. Trường cao đẳng trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường cao đẳng công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục;
c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
b) Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Theo đó, trường cao đẳng được tổ chức theo các loại hình sau đây:
[1] Trường cao đẳng công lập;
[2] Trường cao đẳng tư thục;
[3] Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, có thể thấy rằng trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài là một trong các loại hình trường cao đẳng theo quy định hiện nay.
Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không? (Hình từ Internet)
Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải quy định về sứ mạng hay không?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng
1. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư này, phù hợp với đặc thù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Trường cao đẳng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản này và quy định đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);
b) Sứ mạng;
c) Mục tiêu;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;
đ) Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;
e) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;
g) Nhiệm vụ và quyền của người học;
h) Tổ chức và quản lý của trường;
i) Tài chính và tài sản;
k) Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đình người học và xã hội;
l) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
3. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường cao đẳng sau khi ban hành phải được công bố công khai trong toàn trường.
4. Hiệu trưởng trường cao đẳng ban hành quy chế tổ chức, hoạt động sửa đổi, bổ sung của trường mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy rằng quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có nội dung quy đinh về sứ mạng của trường.
16 nhiệm vụ mà trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trường cao đẳng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:
Nhiệm vụ [1] Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nhiệm vụ [2] Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nhiệm vụ [3] Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nhiệm vụ [4] Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;
Nhiệm vụ [5] Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Nhiệm vụ [6] Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [7] Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [8] Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [9] Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [10] Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [11] Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;
Nhiệm vụ [12] Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;
Nhiệm vụ [13] Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;
Nhiệm vụ [14] Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ [15] Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
Nhiệm vụ [16] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 có đáp án? Học sinh lớp 7 được đánh giá kết quả học tập trong từng học kì như thế nào?
- Đoạn mạch song song, đoạn mạch nối tiếp là gì? Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn KHTN lớp 9 thế nào?
- Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng lớp 4? Các hoạt động giáo dục lớp 4 phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Mẫu đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách lớp 5? Quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh lớp 5 thế nào?
- Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính? Đánh giá học sinh lớp 9 theo Thông tư nào?
- Phân tích 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc ngữ văn lớp 12 dễ hiểu nhất? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?
- Đề thi môn toán học kỳ 1 lớp 6 năm 2024? Những yêu cầu cần đạt trong số nguyên của toán lớp 6 là gì?
- Mẫu bài văn nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường lớp 8? Học sinh lớp 8 cần đạt những yêu cầu về năng lực văn học nào?
- Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?
- Tóm tắt bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi ngắn nhất? Các biện pháp tu từ mà học sinh lớp 6 được học là gì?