Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu nào về cơ sở vật chất?
- Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và thư viện của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu nào?
- Ai là người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
- Nguồn tài chính của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được lấy từ đâu?
Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và thư viện của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 28 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và thư viện của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Cơ sở vật chất
+ Trung tâm có cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập theo quy định, phù hợp với học sinh khuyết tật; có các phòng học dạy các kỹ năng đặc thù; có khu nội trú phù hợp với học sinh khuyết tật nếu Trung tâm có học sinh nội trú.
Các công trình xây dựng phục vụ cho học sinh khuyết tật học tập phải bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp lệnh về xây dựng;
+ Trung tâm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất;
+ Trung tâm có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của Trung tâm, tránh lãng phí; định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định; tuyệt đối không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn khi chưa cải tạo, sửa chữa.
- Thiết bị giáo dục
+ Trung tâm được đầu tư và trang bị thiết bị giáo dục, đồ dùng, đồ chơi (sau đây gọi chung là thiết bị giáo dục) như các cơ sở giáo dục phổ thông, mầm non phù hợp với học sinh khuyết tật; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục trong dạy học và giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Trung tâm được đề xuất và mua sắm các trang thiết bị đặc thù phù hợp với học sinh khuyết tật, phục vụ việc học tập và giảng dạy theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thư viện
+ Thư viện của Trung tâm được tổ chức, hoạt động căn cứ theo tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với học sinh khuyết tật;
+ Thư viện của Trung tâm được sắp xếp, bố trí an toàn, khoa học, thuận tiện phù hợp với học sinh khuyết tật;
+ Khuyến khích xã hội hóa trong phát triển thư viện.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng yêu cầu nào về cơ sở vật chất? (Hình từ Internet)
Ai là người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về quản lý, sử dụng tài sản, tài chính như sau:
Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính
1. Tài sản của Trung tâm được đầu tư, cung cấp, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mọi thành viên trong Trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm. Hằng năm, Trung tâm phải tổ chức kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản của Trung tâm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
3. Hằng năm, Trung tâm có trách nhiệm công khai thu, chi và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mọi thành viên trong Trung tâm là người có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Nguồn tài chính của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được lấy từ đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về tài chính và nguồn tài chính của Trung tâm như sau:
Điều 26. Tài chính và nguồn tài chính của Trung tâm
...
2. Nguồn tài chính của Trung tâm
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định;
b) Các nguồn thu từ hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, dịch vụ tư vấn, hướng nghiệp liên quan đến hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các dịch vụ chuyển giao và nhiệm vụ khác trong chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn tài chính của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được lấy từ các nguồn sau đây:
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định;
- Các nguồn thu từ hoạt động hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, dịch vụ tư vấn, hướng nghiệp liên quan đến hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các dịch vụ chuyển giao và nhiệm vụ khác trong chức năng nhiệm vụ được giao của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn viện trợ, tài trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?