Trong trường tiểu học công lập có những hội đồng nào? Thẩm quyền thành lập các hội đồng trong trường tiểu học?

Trong cơ cấu tổ chức của trường tiểu học công lập thì sẽ có những hội đồng nào? Thẩm quyền thành lập các hội đồng đó thuộc về ai?

Trong trường tiểu học công lập có những hội đồng nào?

Tại Điều 9 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về cơ cấu tổ chức của trường tiểu học như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường tiểu học
Cơ cấu tổ chức trường tiểu học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.

Như vậy trong trường tiểu học công lập sẽ có các hội đồng là: Hội đồng trường, hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn.

Trong trường tiểu học công lập có những hội đồng nào? Thẩm quyền thành lập các hội đồng trong trường tiểu học?

Trong trường tiểu học công lập có những hội đồng nào? Thẩm quyền thành lập các hội đồng trong trường tiểu học? (Hình từ Internet)

Thẩm quyền thành lập các hội đồng trong trường tiểu học công lập?

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
....
e) Thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập
Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
...

Tại điểm d khoản 1 Điều 11 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học công lập như sau:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng
...
d) Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, sắp xếp giáo viên; tổ chức các bước giới thiệu nhân sự đề nghị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phó hiệu trưởng.
...

Như vậy, thẩm quyền thành lập hội đồng trường tiểu học công lập là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đối với các hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật, hội đồng tư vấn trong nhà trường thì do hiệu trưởng trường tiểu học có thẩm quyền thành lập.

Quy định về đặt tên trường tiểu học như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tên trường, biển tên trường
1. Tên trường gồm: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trong quyết định thành lập trường, con dấu, biển tên trường và các giấy tờ giao dịch.
2. Biển tên trường:
a) Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) và tên đơn vị cấp huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng giáo dục và đào tạo.
b) Ở giữa: ghi tên trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c) Dưới cùng: ghi địa chỉ, trang website (nếu có), địa chỉ email và số điện thoại của trường.
3. Tên trường và biển tên trường của trường chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Như vậy, khi đặt tên trường tiểu học cần lưu ý các quy định sau:

- Tên trường gồm: trường tiểu học và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trong quyết định thành lập trường, con dấu, biển tên trường và các giấy tờ giao dịch.

- Tên trường tiểu học chuyên biệt có quy chế về tổ chức và hoạt động riêng thì thực hiện theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của loại trường chuyên biệt đó.

Trường tiểu học công lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường tiểu học công lập có những hội đồng nào? Thẩm quyền thành lập các hội đồng trong trường tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường tiểu học công lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học công lập nghỉ hè có được nhận lương không?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 603

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;