Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025?

Nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo các tiêu chí nào? Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025?

Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025?

Căn cứ theo Danh mục sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trọng cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 718/QĐ-BGDĐT năm 2021 chi tiết như sau:

Danh mục sách giáo khoa

>>> Tải về Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025.

Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025?

Trọn bộ sách giáo khoa lớp 6 cần có cho năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo các tiêu chí nào?

Theo quy định tại Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về nội dung sách giáo khoa. Theo đó, nội dung sách giáo khoa phải bảo đảm các tiêu chí sau đây:

- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục.

- Bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh.

- Các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

Bên cạnh đó, thì nguyên tắc biên soạn sách giáo khoa cần phải lưu ý theo Điều 3 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, như sau:

[1] Phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

[2] Cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông; bảo đảm tính liên thông giữa các cấp học, lớp học, môn học và hoạt động giáo dục.

[3] Gắn với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học.

Đồng thời, căn cứ Điều 5 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT nội dung sách giáo khoa phải đảm bảo như sau:

- Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng và đầy đủ nội dung của chương trình môn học hoặc hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Các thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa, số liệu, sự kiện, hình ảnh bảo đảm chính xác, khách quan, nhất quán và phù hợp với trình độ học sinh; các số liệu, sự kiện, hình ảnh có nguồn gốc rõ ràng.

- Các thành tựu khoa học mới liên quan đến chương trình môn học, hoạt động giáo dục được cập nhật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù hợp với mục tiêu của chương trình môn học, hoạt động giáo dục.

- Những nội dung giáo dục về chủ quyền quốc gia, quyền con người, quyền trẻ em, bình đẳng giới, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu được thể hiện hợp lý.

Sách giáo khoa lớp 6 sẽ sử dụng ngôn ngữ nào?

Tại Điều 8 Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định về ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa như sau:

Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày sách giáo khoa
1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa là tiếng Việt (đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số được sử dụng thêm các ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học), bảo đảm các quy định về chính tả và ngữ pháp, các chữ viết tắt, các ký hiệu, phiên âm; diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, hệ thống ký hiệu, biểu tượng, kiểu chữ, cỡ chữ.
3. Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa rõ ràng, chính xác, cập nhật, có tính thẩm mỹ, phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi học sinh và chỉ rõ nguồn trích dẫn.
4. Khổ sách, khuôn khổ bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trong một dòng, chất lượng giấy in (định lượng, độ trắng, độ đục, độ bóng, độ xuyên thấu), chất lượng và định lượng giấy bìa, chất lượng mực in theo tiêu chuẩn quốc gia về sách.

Như vậy, sách giáo khoa nói chung cũng như sách giáo khoa lớp 6 sử dụng trong sách giáo khoa tại Việt Nam là Tiếng Việt.

Tuy nhiên, được sử thêm ngôn ngữ phù hợp với nội dung môn học đối với sách giáo khoa các môn ngoại ngữ và sách giáo khoa các môn tiếng dân tộc thiểu số.

- Ngôn từ phải được diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày và đặc biệt phải bảo đảm các quy định về ngữ pháp và chính tả tiếng Việt nói chung.

- Ngoài tiêu chí về ngôn ngữ thì đối với các tiêu chí khác như khổ sách, trang ảnh, bảng biểu trong sách giáo khoa phải đảm bảo theo như quy định pháp luật.

- Tranh, ảnh, bảng biểu, đồ thị, bản đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa phải chính xác, rõ ràng, có tính thẩm mỹ và phải phù hợp với lứa tuổi học sinh, nội dung bài học và trích dẫn nguồn cụ thể.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của người từng biên soạn sách giáo khoa có được làm thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử 11 năm học 2024 2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng anh 7 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 560

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;