Top mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 6?

Tuyển chọn viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn? Yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 6 được quy định như thế nào?

Top mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa môn ngữ văn lớp 6 ngắn gọn?

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Tác phẩm đã để lại ấn tượng cho các bạn học sinh về các nhân vật khác nhau khi đọc qua truyện ngắn này.

Dưới đây là một số mẫu viết đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa - mẫu 01: Nhân vật Sơn

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, nhân vật Sơn đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Sơn là một cậu bé thân thiện, tốt bụng và giàu tình cảm. Điều đó được nhà văn khắc họa qua nhiều chi tiết. Khi mẹ và người vú nhắc đến đứa em gái đã mất, Sơn cảm thấy thương em và nhớ em. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn vẫn tỏ ra dễ gần, thân thiện với chúng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên - một cô bạn có gia cảnh nghèo khó làm cậu nhớ đến em gái. Sơn đã động lòng thương, nghĩ đến việc sẽ đem chiếc áo bông cũ của em cho Hiên. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Nhân vật Sơn tuy chỉ là một đứa trẻ nhưng đã đem đến một bài học về tấm lòng nhân ái.

Mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa - mẫu 02: Nhân vật Lan

Đến với “Gió lạnh đầu mùa”, em cảm thấy rất yêu thích nhân vật Lan. Nhà văn đã xây dựng nhân vật này hiện lên là một người chị đảm đang, tháo vát. Mọi công việc trong nhà, Lan đã biết đỡ đần mẹ, từ ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống, giúp mẹ lấy thúng áo ra cho em mặc. Chính Lan cũng là một đứa trẻ giàu tình yêu thương. Đối với em trai, cô bé luôn hết mực yêu thương, là người gắn bó với Sơn nhất trong gia đình. Với trẻ con trong xóm chợ, Lan luôn hòa đồng và thân thiết. Lan là người phát hiện ra Hiên đang đứng ở xa, đến gần hỏi thăm rất tình cảm. Khi nghe em trai đề nghị đem chiếc áo bông cho Hiên, Lan cũng đồng ý và còn hăm hở chạy về nhà lấy. Có thể thấy rằng, ở Lan vừa có nét ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ, vừa có sự đảm đang của một cô gái mới lớn. Nhân vật Lan đã gây ấn tượng mạnh mẽ với mỗi bạn đọc.

Mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa - mẫu 03: Nhân vật Hiên

Khi đọc truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, tôi cảm thấy ấn tượng về nhân vật Hiên. Tác giả chỉ khắc họa hình ảnh cô bé qua một vài chi tiết nhỏ. Hiên cũng sống trong xóm chợ nghèo. Hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày. Số tiền kiếm được chỉ để trang trải qua ngày. Khi mùa đông đến, Hiên không có áo ấm để mặc. Cô bé chỉ dám đứng nhìn Sơn và Hiên trò chuyện cùng với bọn trẻ từ xa. Hình ảnh Hiên qua những câu văn miêu tả thật đáng thương - “co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay” . Dù nghèo khổ nhưng cô bé không hề bất hạnh, bởi Hiên vẫn nhận được tình yêu thương của người mẹ, cũng như sự đồng cảm của chị em Sơn. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm của Sơn và chị Lan. Nhà văn Thạch Lam đã khắc họa nhân vật Hiên khơi gợi trong lòng người đọc sự thấu hiểu, niềm đồng cảm sâu sắc.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 6?

Top mẫu viết một đoạn văn cảm nhận về một nhân vật trong Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 6? (Hình ảnh từ Internet)

Yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu văn bản văn học của học sinh lớp 6 được quy định như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu cần đạt khi đọc hiểu các văn bản văn học môn ngữ văn lớp 6, cụ thể như sau:

(1) Đọc hiểu nội dung

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

(2) Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của hồi kí hoặc du kí.

Liên hệ, so sánh, kết nối

- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.

(3) Đọc mở rộng

- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Các hành vi mà học sinh lớp 6 không được làm?

Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cụ thể:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật

Môn ngữ văn lớp 6
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn kèm đáp án? Các hình thức đánh giá chủ yếu đối với học sinh lớp 6 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tổng hợp bài văn kể lại một truyền thuyết hay truyện cổ tích lớp 6 hay chi tiết? Các kiểu văn bản được học ở lớp 6?
Hỏi đáp Pháp luật
5 mẫu bài văn tả cảnh sinh hoạt điểm cao? Quy định về tuổi của học sinh trường trung học?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại câu chuyện Nàng tiên Ốc bằng lời của bà lão lớp 6 sáng tạo? Điều kiện để học sinh lớp 6 được lên lớp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Đánh thức trầu? Mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích Cây khế ngắn gọn? Kiến thức văn học mà học sinh lớp 6 được học quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Lao xao ngày hè ngắn nhất? Mức đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tốt là phải đảm bảo điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Bầm ơi lớp 6? Mỗi lớp học ở cấp trung học cơ sở có tối đa bao nhiêu học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Kể lại sự tích cây vú sữa bằng lời văn của em? Đánh giá học sinh lớp 6 cần đảm bảo yêu cầu gì?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 2168

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;