Top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn? Kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 có những yêu cầu gì?

Trình bày của học sinh về top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn? Kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 có những yêu cầu gì?

Top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn?

Học sinh tham khảo top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn dưới đây:

Top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em

Mẫu số 1:

Sáng thứ bảy vừa rồi, lớp em đã được tham gia hoạt động trải nghiệm, tham quan làng gốm Bát Tràng. Đây là một chuyến đi vô cùng ý nghĩa, đem lại cho chúng em những trải nghiệm tuyệt vời.

Tối trước đó, em đã rất háo hức về chuyến đi, nên mãi mới có thể ngủ được. Thành ra, sáng hôm sau suýt nữa thì em đến muộn giờ tập trung. Lúc ngồi trên xe, lớp em được cô giáo dặn dò rất cẩn thận, để không bạn nào đi lạc, hay làm hỏng đồ đạc của người dân. Sau gần một giờ đồng hồ, chúng em cũng đến được ngôi làng mà mình vẫn ngóng đợi. Ngay từ cổng làng, em đã nhìn thấy rất nhiều chum, lọ bằng gốm nằm phơi mình dọc các bức tường. Đi vào trong làng, em cảm giác như đang bước vào một không gian riêng biệt của gốm sứ. Bởi xung quanh đâu đâu cũng là các món đồ làm từ gốm. Thật không hổ danh là ngôi làng gốm lớn và lâu đời bậc nhất nước ta.

Cả lớp em đã được dừng chân ở một xưởng làm gốm khá lớn của một nghệ nhân trẻ trong làng. Chú ấy trông rất trẻ tuổi, khác hẳn những cụ ông mà em vẫn tưởng tượng. Chú ấy dẫn chúng em đi tham quan xưởng gốm, chỉ cho chúng em những bước cơ bản để có thể làm ra một bình gốm vẫn thấy ở cửa hàng. Em ấn tượng nhất, chính là chiếc lò nung gốm to lớn và vững chãi. Bên trong đó, lửa cháy hừng hực, giúp các chiếc bình trở nên cứng cáp hơn. Sau khi tham quan toàn bộ xưởng, lớp em chia thành hai nhóm. Một nhóm thì được ngồi thực hành nặn gốm từ đất sét, nhóm còn lại thì được thực hành vẽ họa tiết cho bình gốm. Em đã chọn tham gia nhóm thứ nhất. Lúc quan sát các nghệ nhân làm gốm thì em thấy thật đơn giản và dễ dàng. Nhưng khi bắt tay vào làm thì em mới thấy nó thật sự khó khăn. Em cố gắng mãi vẫn không thể tạo hình cho chiếc bình như ý muốn. Nó không thể đứng thẳng hay cân đối được, mà cứ uốn sang một bên. May mắn là em đã được một bác nghệ nhân cầm tay chỉ dẫn, nên cuối cùng đã có được một chiếc bình có hình tròn như quả bưởi mà mình thích. Những chiếc bình do lớp em nặn và trang trí hôm đó, sẽ được xử lí lại và gửi về trường sau vài ngày.

Kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm, em trở về nhà với tâm trạng vui vẻ và phấn khởi. Lâu nay, em vẫn đọc những câu chuyện, bài báo về làng gồm Bát Tràng, nhưng phải đến hôm nayh mới được tận mắt chiêm ngưỡng và tận tay sáng tạo. Nhờ chuyến đi này, em được biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đồng thời cũng càng thêm yêu quý và trân trọng những lànhg nghề truyền thống của đất nước ta.

Mẫu số 2:

Sáng hôm nay, lớp em đã có một chuyến tham quan vô cùng ý nghĩa nhân dịp chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Đó chính là chuyến tham quan Lăng Bác.

Chuyến đi này đã được cô giáo thông báo từ trước đó một tuần, nên em cũng có dịp tìm hiểu trước về địa điểm này. Cùng với đó, em cũng càng thêm háo hức, mong chờ đếm ngược từng ngày đến lúc đi tham quan. Đến sáng hôm nay, dù tối qua ngủ rất muộn, thì em vẫn dậy từ sáu giờ sáng để đánh răng rửa mặt và ăn sáng trước khi đi. Đúng 6 giờ 30 phút, em có mặt ở cổng trường cùng các bạn. Khác với những ngày đi học bình thường, chúng em không mang cặp sách mà chỉ mang balo nhỏ đựng nước uống cùng một cuốn sổ tay. Sau đó đứng thành một hàng dài trước cổng, chờ cô giáo đọc tên thì lên xe. Khi xác nhận các thành viên trong lớp đều đã có mặt đầy đủ, cô giáo mới lên xe và chuyến đi tham quan chính thức bắt đầu.

Khi xe lăn bánh, cô giáo tranh thủ dặn dò chúng em về những điều không nên làm khi đến tham quan Lăng Bác. Chúng em sẽ đi lại theo hàng, không chạy nhảy, đùa giỡn hay nói chuyện lớn tiếng. Cũng không được tự ý sờ, cầm vào các món đồ trưng bày ở đó. Những điều này cô đã dặn nhiều lần, nhưng chúng em vẫn nghiêm túc lắng nghe. Sau hơn một tiếng di chuyển, đoàn chúng em cũng tới Lăng Bác. Bước xuống xe, quảng trường rộng lớn với những lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới khiến em choáng ngợp. Hình ảnh này em đã nhiều lần thấy trên tivi, sách báo, nhưng khi được nhìn trực tiếp thì vẫn xúc động vô cùng. Theo sự hướng dẫn của một chị hướng dẫn viên, chúng em xếp hàng đi vào bên trong Lăng Bác. Không gian bên trong rộng lớn, thoáng đãng và lạnh lẽo, cũng rất yên ắng nữa. Đoàn khách đến tham quan rất đông, không phải chỉ lớp chúng em, nhưng mọi người đều đi theo hàng lối và hết sức yên tĩnh, không nói chuyện, cười đùa. Khi đi đến gần nơi Bác đang nằm ngủ, em gần như nín thở, bước chân nhè nhẹ hết sức, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của mặt trời trong lăng. Khi được nhìn vào bên trong, hai mắt em rưng rưng vì xúc động và hạnh phúc khôn nguôi trước khoảnh khắc linh thiêng này. Mãi khi rời khỏi căn phòng ấy, em mới dần bình tĩnh trở lại để tiếp tục hành trình.

Điểm đến tiếp theo của lớp em là vườn cây, ao cá và căn nhà của Bác. Tất cả đều hết sức mộc mạc và bình dị, gần gũi vô cùng. Ngôi nhà sàn của Bác chỉ có ba căn phòng nhỏ, phía trước là một ao cá lớn. Xung quanh là khu vườn cây ăn quả tươi tốt. Thật không khó để nhận ra lúc sinh thời Bác đã chăm chút cho nơi đây như thế nào. Càng quan sát, em lại càng tự hào về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc mình. Thử hỏi có quốc gia nào trên thế giới có một vị lãnh tụ sống giản dị và thanh bạch như Bác Hồ của chúng ta cơ chứ?

Sau gần một tiếng tham quan vườn nhà Bác, em và các bạn lưu luyến không rời trở về trường học. Trên đường đi, hình ảnh khu vườn tràn ngập nắng mới khiến em thổn thức mãi. Mong rằng, em sẽ sớm được trở lại thăm nơi đó thêm một lần nữa.

Mẫu số 3:

Sau khi tham gia thi cuối học kì 2 xong, lớp em đã cùng nhau tổ chức một buổi tham quan tập thể cùng nhau trước khi nghỉ hè. Sau nhiều lần bàn bạc để thống nhất ý kiến, lớp em quyết định tổ chức một chuyến tham quan động Thiên Đường.

Đúng 6h30 sáng thứ 7, cả lớp em có mặt ở cổng trường với vẻ tươi vui, hào hứng. Các bạn đứng thành từng nhóm, xì xầm đủ câu chuyện to nhỏ. Trước khi lên xem cô giáo kiểm tra lại sỉ số lớp một lần nữa, rồi chờ chúng em ổn định chỗ ngồi thì mới cùng các cô, chú trong hội phụ huynh lên xe. Trên đường đi, hầu hết các bạn đều tranh thủ ngủ một chút, vì buổi sáng đã dậy từ sớm. Khi gần tới nơi, cô giáo đánh thức cả lớp dậy, phổ biến lại một lần nữa các quy tắc và điều cần chú ý khi thi tham quan ở một địa điểm ngoài trời.

Khoảng gần 8h, lớp em có mặt ở cổng vào của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, rồi dần dần đi sâu vào bên trong, tiến đến gần động Thiên Đường. Ở đây hầu như không nhìn thấy các kiến trúc nhà cửa. Hai bên đường nhựa chỉ toàn là cây xanh rậm rạp, um tùm. Khi bước xuống xe, chúng em rất bất ngờ với bầu không khí trong lành và mát mẻ mẻ ở đây, hoàn toàn khác với sự nóng bức ở trong thành phố. Em còn có thể nghe rõ tiếng chim kêu lích rích và vòm lá đung đưa xào xạc. Trước khi vào hang, chúng em sẽ mua vé vào cửa. Chúng em là trẻ em, nên giá vé là 125.000 VNĐ, còn cô giáo và các cô chú phụ huynh thì sẽ mua vé có giá 250.000 VNĐ. Đây là vé cho chúng em được tham quan, khám phá bên trong động với quãng đường dài 1km, di chuyển bằng cầu gỗ.

Khi vừa bước vào bên trong hang, em và các bạn đều đồng loạt trầm trồ lên trước vẻ đẹp ở bên trong này. Không gian trong động như một chiều không gian khác, còn cửa hang em vừa bước qua chính là cánh cửa thần kì. Trong hang rất tối, ánh sáng bên trong này chủ yếu dựa vào đèn pin mà chúng em mang theo, cùng một số bóng đèn được lắp cố định. Dù vậy không gian vẫn rất mờ ảo, tựa như thế giới cổ tích nào đó vậy. Nhưng cũng chính vì vậy, mà vẻ đẹp của các khối nhũ đá đẹp lung linh dưới ánh đèn như vũ trụ ngàn sao. Những khối thạch nhũ với đủ các hình dáng kì lạ cũng khiến chúng em xem đến ngây người, quên mất bản thân phải tiếp tục đi về phía trước. Càng đi sâu, hang sẽ càng tối, và nhiệt độ không khí càng thấp. Em thậm chí phải mặc thêm áo khoác vào, dù nếu ở trong thành phố thì cũng gần 38 độ. Cùng với đó, những đoạn hang sâu như thế sẽ có thêm nhiều khối thạch nhũ lớn và nhiều bức tường nhũ lấp lánh đẹp hơn. Cảnh tượng xung quanh khiến chúng em trầm trồ hết lần này đến lần khác. Nhờ các cầu thang gỗ chắc chắn, chúng em di chuyển an toàn và thoải mái hơn bên trong hang. Đoạn đường dài 1km, mà chúng em di chuyển không hề thấy mệt mỏi. Chẳng có bạn nào muốn dừng lại để nghỉ ngơi cả. Chúng em vừa ngắm cảnh, vừa uống nước và ăn bánh để bổ sung thêm năng lượng. Khi ăn, em cẩn thận không để một mảnh vụn nào rơi xuống cả. Vỏ bánh thì em cho vào túi bóng, cầm trên tay, chờ khi ra khỏi hang thì vứt vào thùng rác. Điều đó sẽ góp phần bảo vệ cảnh quan bên trong hang.

Sau khi kết thúc buổi tham quan, lớp em cùng nhau lên xe trở về thành phố để ăn trưa cùng nhau. Ngồi trên xe, trong đầu em toàn là những hình ảnh tuyệt đẹp của động Thiên Đường. Nhờ chuyến tham quan này mà em được có một trải nghiệm tuyệt vời và mở rộng tầm mắt về thiên nhiên quê hương mình. Chắc chắn, em sẽ trở lại tham quan nơi đây thêm nhiều lần hơn nữa.

*Lưu ý: Thông tin về top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn chỉ mang tính chất tham khảo.

Top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn? Kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 có những yêu cầu gì?

Top mẫu thuật lại một buổi tham quan của lớp em lớp 4 ngắn gọn? Kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 có những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 có những yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về 04 yêu cầu cần đạt về kĩ thuật đọc của học sinh lớp 4 như sau:

- Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn bản miêu tả: nhấn giọng đúng từ ngữ; thể hiện cảm xúc qua giọng đọc. Tốc độ đọc khoảng 80 - 90 tiếng trong 1 phút.

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.

- Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới.

- Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay.

Mục tiêu chương trình môn Tiếng việt lớp 4 được quy định ra sao?

Căn cứ theo Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Tiếng việt lớp 4 như sau:

(1) Mục tiêu chung

- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

- Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

(2) Mục tiêu riêng

- Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

- Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn. Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 0
Cùng chủ đề
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;