Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?

Muốn chuyển từ trường đại học sang đại học cần có điều kiện gì? Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?

Đại học công lập là trường đại học do nhà nước đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phi từ các nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi.

*Đây chỉ là 5 trường tiêu biểu được lựa chọn ngẫu nhiên theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024 có thể tham khảo như sau:

[1] Đại học Bách khoa Hà Nội.

[2] Đại học Huế.

[3] Trường Đại học Đà Lạt.

[4] Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Trường Đại học Cần Thơ.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?

Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024? (Hình từ Internet)

Trường đại học có tổ chức loại hình phân hiệu không?

Căn cứ theo Điều 15 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của đại học
1. Cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm:
a) Hội đồng đại học;
b) Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.”.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường đại học sẽ có tổ chức loại hình phân hiệu tuy nhiên việc tổ chức này còn tùy thuộc vào các trường có nhu cầu phát triển mở rộng thêm hay không.

Muốn chuyển từ trường đại học sang đại học cần có điều kiện gì?

Căn cứu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để chuyển trường đại học thành đại học như sau:

- Trường đại học đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;

- Có ít nhất 03 trường thuộc trường đại học được thành lập theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 99/2019/NĐ-CP ; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người;

- Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường đại học công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường đại học tư thục, trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

Hệ thống bằng đại học hiện nay như thế nào?

Căn cứu theo quy định tại Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP thì hệ thống bằng đại học hiện nay như sau:

- Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:

+ Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

+ Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

+ Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

+ Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP.

- Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định 99/2019/NĐ-CP tức trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù cụ thể như sau:

"- Trình độ đào tạo đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù là trình độ của người đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù sau đây:

+ Chương trình có khối lượng học tập từ 150 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương hoặc có khối lượng học tập từ 30 tín chỉ trở lên đối với người đã tốt nghiệp trình độ đại học;

+ Chương trình có khối lượng học tập từ 90 tín chỉ trở lên đối với người có trình độ tương đương Bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Căn cứ vào quy định về điều kiện đầu vào, khối lượng học tập tối thiểu, chuẩn giảng viên, chuẩn đầu ra và các chuẩn khác trong chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù được xếp vào bậc tương ứng trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam."

- Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tóm lại, hệ thống bằng đại học hiện nay gồm:

Bằng cử nhân

Bằng thạc sĩ

Bằng tiến sĩ

Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù

Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù

Trường đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Phân hiệu trường đại học bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học có được tổ chức thi đánh giá năng lực riêng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục thành lập hội đồng trường đại học công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Vốn đầu tư tối thiểu thành lập trường đại học tư thục là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học không được tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn mở ngành học mới thì ai là người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học Sài gòn SGU có bao nhiêu cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Đại học FUV có tư cách pháp nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 58
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;