Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là gì?

Tham khảo top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Giáo dục phổ thông có mục tiêu như thế nào?

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án?

Học sinh có thể tham khảo top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án có đáp án dưới đây:

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

CHIẾM HẾT CHỖ

Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:

– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!

Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:

– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây!

Người giàu nói:

– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?

– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi.

(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)

Câu 1. Nhân vật chính của truyện mang nét tính cách gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Người nhà giàu có thái độ gì với người ăn xin? (0,5 điểm)

Câu 3. Xác định câu văn có chứa nghĩa hàm ẩn có trong truyện trên. (0,5 điểm)

Câu 4. Nêu hàm ý của câu văn chứa nghĩa hàm ẩn đó. (0,5 điểm)

Câu 5. Hãy chỉ ra thái độ, cách đánh giá của tác giả dân gian với hiện tượng được nêu lên trong truyện. (1,0 điểm)

Câu 6. Nêu bài học rút ra từ truyện. (1,0 điểm)

Câu 7. Em có đồng tình với bài học rút ra từ câu chuyện trên hay không? Hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) trình bày ý kiến của em. (2,0 điểm)

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Môi trường sống là người mẹ của con người nên con người trách nhiệm bảo vệ môi trường. Hãy viết một văn bản nghị luận bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề trên.

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (6,0đ)

1. Nhân vật mang thói xấu trong xã hội (0,5đ)

2. Thái độ của người nhà giàu: khinh bỉ, coi thường, xua đuổi người ăn xin và cho rằng họ chỉ thuộc về nơi địa ngục. (0,5đ)

3. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi. (0,5đ)

4. Có thể hiểu hàm ý của nói này là: Địa ngục là chỗ của bọn nhà giàu đáng ghét như ông. (0,5đ)

5. Tác giả dân gian phê phán, lên án xã hội nghèo nàn tình thương, phân biệt giàu nghèo trong xã hội dưới góc nhìn hài hước. (1,0đ)

6. Bài học rút ra: không được coi thường người khác, sống có tấm lòng, biết chia sẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. (1,0đ)

7. Nội dung:

+ HS viết đoạn văn đúng chủ đề trình bày ý kiến của bản thân về bài học rút ra từ câu chuyện. (1.0đ)

+ Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả (0.5đ)

+ Diễn đạt tốt, mạch lạc, có sáng tạo … (0.5đ)

...

Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo

Tải về để xem chi tiết 03 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án dưới đây:

Tải về đề 01

Tải về đề 02

Tải về đề 03

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là gì?

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 có đáp án? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là gì?

Căn cứ Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông như sau:

- Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

- Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:

+ Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;

+ Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;

+ Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

- Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

Giáo dục phổ thông có mục tiêu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 thì mục tiêu của giáo dục phổ thông là:

- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ngắn gọn? Việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về thói lười nhác hay than vãn môn Ngữ văn lớp 8? Quy tắc ứng xử của học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương? Yêu cầu về viết được bài văn tự sự đối với học sinh lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ từ là gì? Ví dụ của trợ từ trong môn Ngữ văn? Phương pháp giáo dục môn ngữ văn 8 có định hướng chung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cái chúc thư? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được thơ cách luật và thơ tự do đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và tương lai đất nước? Học sinh lớp 8 cần đạt năng lực hiểu được thông điệp của văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về tác hại của hiệu ứng đám đông mới nhất? Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8? Bài Chiếu dời đô lớp 8 thuộc thể loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thán từ là gì? Ví dụ minh họa về thán từ? Thán từ sẽ có trong nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 7326
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;