Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng?

Tham khảo top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Áp dụng tiêu chuẩn thư viện đối với trường trung học cơ sở nhằm mục đích gì?

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án?

Học sinh có thể tham khảo top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án chi tiết dưới đây:

ĐỀ THI CUỐI KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ - ĐỀ 01

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Ở châu Á đạo Ki-tô giáo và Hồi giáo được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A. Trung Á.

B. Nam Á.

C. Đông Nam Á.

D. Tây Nam Á.

Câu 2. Các quốc gia nào sau đây ở Tây Nam Á có nhiều dầu mỏ nhất?

A. A-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.

B. Y-ê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.

C. A-rập Xê-út, I-rắc, Cô-oét, Ca-ta.

D. A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Xi-ri.

Câu 3. Lượng mưa trung bình năm của khu vực Tây Nam Á là

A. 100 - 200 mm/năm.

B. 300 - 400 mm/năm.

C. 400 - 500 mm/năm.

D. 200 - 300mm/năm.

Câu 4. Bán đảo lớn nhất ở châu Phi là

A. Xô-ma-li.

B. Ma-đa-gat-xca.

C. A-rap.

D. Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 5. Các quốc gia có số dân trên 100 triệu người ở châu Phi là

A. An-giê-ri và Ai Cập.

B. Xu-đăng và Ê-ti-ô-pi-a.

C. Dăm-bi-a và Công-gô.

D. Ni-giê-ri-a và Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Nhiều quốc gia châu Phi nhập khẩu mặt hàng nào sau đây?

A. Ca cao.

B. Cà phê.

C. Dầu cọ.

D. Lúa gạo.

Câu 7. Các tôn giáo lớn ra đời ở châu Á là

A. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Đạo giáo.

B. Ấn Độ giáo, Đạo giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

C. Ấn Độ giáo, Nho giáo, Ki-tô giáo và Thần đạo.

D. Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

Câu 8. Sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước.

B. Nhiều hệ thống sông lớn, nguồn nước dồi dào.

C. Sông ngòi kém phát triển, nguồn nước rất hiếm.

D. Nhiều sông nhỏ, nguồn nước ngầm và biển lớn.

Câu 9. Các di sản lịch sử về khía cạnh nào sau đây thường được WHO công nhận ở châu Phi?

A. Văn hóa, điêu khắc và kiến trúc.

B. Điêu khắc, khảo cổ và xã hội.

C. Kinh tế, kiến trúc và khảo cổ học.

D. Kiến trúc, điêu khắc và khảo cổ.

Câu 10. Ở môi trường nhiệt đới của châu Phi phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Điện tử, tin học.

B. Khai khoáng.

C. Luyện kim màu.

D. Chế biến gạo.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng về tự nhiên khu vực Trung Á?

A. Khí hậu của Trung Á khô hạn, thỉnh thoảng có tuyết rơi.

B. Sông ngòi ở Trung Á kém phát triển và giàu khoáng sản.

C. Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, kim loại quý.

D. Khí hậu ôn đới lục địa; cảnh quan hoang mạc, rừng tai-ga.

Câu 12. Mưa rất ít ở khu vực hoang mạc Xa-ha-ra và Na-Míp do tác động chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A. Dòng biển lạnh.

B. Khí áp và frông.

C. Các khối khí lạnh.

D. Vị trí và giới hạn.

II. Tự luận (2,0 điểm).

Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Lãnh thổ Cam-pu-chia được mở rộng nhất là dưới thời vua

A. Giay-a-vác-man V.

B. Giay-a-vác-man VI.

C. Giay-a-vác-man VII.

D. Giay-a-vác-man VIII.

Câu 2. Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Campuchia thời phong kiến là

A. Sử thi Ra-ma-ya-na.

B. Sử thi Đăm-săn.

C. Sử thi Riêm Kê.

D. Sử thi Ra-ma Kiên.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh tình hình Campuchia dưới thời kì Ăng-co (802 – 1431)?

A. Kinh tế phát triển mạnh, xã hội ổn định.

B. Đạt được nhiều thành tựu về văn hóa (xây dựng đền, tháp,…).

C. Đóng đô ở Phnôm Pênh để tránh cuộc tấn công của người Gia-va.

D. Campuchia trở thành một thế lực hùng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 4. Vương quốc Lan Xang đạt sự thịnh vượng nhất là từ

A. Thế kỉ XIV đến thế kỉ XV.

B. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

C. Thế kỉ XV đến thế kỉ XVII.

D. Thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

Câu 5. Công trình kiến trúc nào dưới đây không phải là thành tựu của cư dân Lào thời phong kiến?

A. Thạt Luổng.

B. Đền Bay-on.

C. Phra Keo.

D. Vát Xiềng Thong.

Câu 6. “Trâu bò phục vụ trên đồng ruộng có số lượng gần như vô tận. Họ (người Lào) cũng thu lợi từ cây ăn quả trồng trong vườn và lúa canh tác trên đất đai với sự giàu có không hề thua kém một vương quốc nào”

(Mô tả mới và thú vị về Vương quốc Lào, GF.Ma-ri-ni)

Qua đoạn trích trên thể hiện điều gì về Vương quốc Lào?

A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.

B. Thương nghiệp là ngành chủ đạo.

C. Thủ công nghiệp là ngành chủ đạo.

D. Lào có quan hệ hòa hiếu với các láng giềng.

Câu 7. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong đoạn thông tin sau:

“Bạch Đằng một trận giao phong,

Hoằng Tháo lạc vía, Kiều công nộp đầu. (...)

Về Loa thành mới đăng quang,

Quan danh cải định, triều chương đặt bày.”

A. Khúc Thừa Dụ.

B. Ngô Quyền.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Lê Hoàn.

Câu 8. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, chọn kinh đô là

A. Cổ Loa.

B. Hoa Lư.

C. Thăng Long.

D. Tây Đô.

Câu 9. Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

A. Đinh Bộ Lĩnh rời đô về thành Đại La.

B. Nhà Nam Hán đem quân xâm lược trở lại.

C. Đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

D. Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha.

Câu 10. Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43).

B. khởi nghĩa Lý Bí (542 - 603).

C. Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (931).

D. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?

A. Buộc nhà Tống thần phục và thực hiện triều cống đối với Đại Cồ Việt.

B. Thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân Đại Cồ Việt.

C. Quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, củng cố vững chắc nền độc lập.

D. Thể hiện khả năng bảo vệ độc lập của quân dân Đại Cồ Việt.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?

A. Lên ngôi vua, thực hiện thần phục nhà Tống.

B. Xưng là Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

C. Bãi bỏ chức tiết độ sứ, thiết lập một chính quyền mới.

D. Chủ động thiết lập quan hệ bang giao với nhà Nam Hán.

II. Tự luận (2,0 điểm):

So sánh về tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê so với thời Ngô rồi rút ra nhận xét.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 7 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

1-D; 2-C; 3-D; 4-A; 5-D; 6-D; 7-D; 8-C; 9-D; 10-B; 11-D; 12-A

II. Tự luận

Câu 1 (2,0 điểm)

- Địa hình: Tây Á có núi và sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích.

+ Phía bắc có nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ với Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên I-ran và sơn nguyên A-na-tô-ni.

+ Phía nam là sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.

- Khí hậu: có khí hậu khô hạn. Lượng mưa trung bình năm khoảng 200 - 250 mm. Mùa hạ nóng và khô, có nơi nhiệt độ vào tháng 7 lên tới 450C. Mùa đông khô và lạnh.

- Cảnh quan: phía tây bắc của khu vực có thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích. Rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải phát triển ở khu vực ven bờ Địa Trung Hải.

- Sông ngòi kém phát triển, các sông thường ngắn và ít nước. Hai sông lớn nhất khu vực là sông Tigrơ và sông Ơ-phrát.

- Khoáng sản: khoảng 1/2 lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung ở Tây Á.

B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)

I. Trắc nghiệm

1-C; 2-C; 3-C; 4-C; 5-B; 6-A; 7-B; 8-B; 9-C; 10-C; 11-A; 12-D

II. Tự luận

- Hoàn thành bảng so sánh (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

Thời Ngô:

+ Kinh đô: Cổ Loa (Hà Nội);

+ Triều đình trung ương: Dưới vua là các quan văn, quan võ;

+ Dưới vua là các quan văn, quan võ: Đất nước được chia thành các châu;

Thời Đinh – Tiền Lê:

+ Kinh đô: Hoa Lư (Ninh Bình);

+ Triều đình trung ương: Dưới vua là các quan văn, quan võ và các cao tăng;

+ Dưới vua là các quan văn, quan võ: Đất nước được chia thành các cấp: đạo/ lộ/ phủ/ châu => giáp => xã.

- Nhận xét (0,5 điểm):

+ Tổ chức chính quyền thời Đinh - Tiền Lê đã được kiện toàn hơn cả ở trung ương và địa phương so với thời Ngô. Song nhìn chung tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê còn đơn giản, chưa đầy đủ.

+ Mặc dù vậy, việc xây dựng bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh – Tiền Lê đã khẳng định tính chất độc lập - tự chủ và đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn sau.

Lưu ý: nội dung chỉ mang tính tham khảo!

Tải về đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí đề 01

Tải về đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí đề 02

Tải về đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí đề 03

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng?

Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng? (Hình từ Internet)

Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về thiết bị chuyên dùng của thư viện trường trung học cơ sở như sau:

(1) Tiêu chuẩn thiết bị chuyên dùng Mức độ 1

- Có đủ thiết bị chuyên dùng, bao gồm: Tủ, kệ, giá sách, bàn, ghế cho học sinh; bàn, ghế cho giáo viên; bàn, ghế, tủ cho người làm công tác thư viện; tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng giới thiệu sách; hướng dẫn sử dụng thư viện và các thiết bị khác;

- Các yêu cầu thiết bị chuyên dùng bảo đảm kích thước phù hợp lứa tuổi học sinh trung học và quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT.

(2) Tiêu chuẩn thiết bị chuyên dùng Mức độ 2

Thư viện trường trung học đạt tiêu chuẩn thiết bị chuyên dùng Mức độ 2 bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT và các quy định sau:

- Có đầy đủ thiết bị chuyên dùng bảo đảm các hoạt động thư viện tại phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, khu vực lưu trữ tài nguyên thông tin, khu vực mượn trả và quản lý;

- Có máy tính kết nối internet, máy in, phương tiện nghe nhìn, thiết bị số hóa tài nguyên thông tin bảo đảm các hoạt động thư viện tại phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, khu vực mượn trả và quản lý;

- Có phần mềm quản lý thư viện bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT;

- Có các thiết bị công nghệ thông tin khác.

Áp dụng tiêu chuẩn thư viện đối với trường trung học cơ sở nhằm mục đích gì?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT thì việc áp dụng tiêu chuẩn thư viện đối với trường trung học cơ sở nhằm mục đích sau:

- Xác định tiêu chuẩn thư viện nhằm bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non và phổ thông.

- Xác định định mức, dự toán để lập dự án đầu tư xây mới hoặc cải tạo thư viện đã có.

- Xác định mức độ đạt tiêu chuẩn thư viện để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia các trường mầm non, tiểu học, trung học và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như thế nào? Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 có đáp án? Thư viện trường trung học cơ sở cần đáp ứng tiêu chuẩn nào về thiết bị chuyên dùng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo về nền kinh tế Trung Quốc lớp 7? Yêu cầu cần đạt trong nội dung về địa lí châu Á của học sinh lớp 7?
Hỏi đáp Pháp luật
Congo ở đâu? Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? Thiết bị dạy học tối thiểu môn Lịch sử và Địa lí ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn hóa phục hưng là gì? Văn hóa phục hưng học sinh sẽ được học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu? Phần Lịch sử ở lớp 7 được chia thành mấy tiết?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 200
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;