Top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất? Hình thức đánh giá cuối kì bằng bài kiểm tra của học sinh lớp 6?
Top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất?
Tham khảo top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất dưới đây:
Top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh Mẫu số 1: Mỗi một con người sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ dù ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi, êm dịu như suốt hát những lời ca ngọt ngài như dòng sữa vẫn không thể thay thế được một hồi ức đẹp đẽ về tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con. Tâm hồn của những người con đất Việt chúng ta thường hướng đến tiềm thức về một làng quê thanh bình với cánh cò trắng lượn vòng trên cánh đồng lúa xanh mượt, dòng sông mát lành uốn lượn bên những khóm tre ngà mát rượi giữa nắng trưa oi ả. Là những mái đình cổ kính, cổng làng… Tất cả chúng ta đều có thể mường tượng ra những hình ảnh ấy. Ấy không chỉ là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt mà còn là cả tình mẹ thiêng liêng mà mẹ đã dành cho chúng ta. Trong bài thơ “mẹ” của nhà thơ Trần Quốc Minh cũng gợi cho chúng ta cảm giác thân thương, mến yêu đó. Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru “Lặng rồi cả tiếng con ve” tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, nhằm thể hiện được không gian khắc nghiệt của trưa hè oi ả. Hãy thử tưởng tượng xem con ve kêu suốt ngày hè ấy cũng biết mệt mỏi thì cái nóng của mùa hè nó đến mức nào. Con ve cũng mệt mà không kêu thành tiếng nữa những vẫn vọng lại tiếng à ơi của mẹ. Không có gì có thể ngăn được tình thương của mẹ, của lòng mẹ yêu con, khiến cho ve kia cũng lặng im. Văng vẳng trong trưa hè oi ả, không một tiếng động là tiếng ru của mẹ. Mẹ không quản trưa hè oi bức để cho con được yên giấc nồng. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngoi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngon gió của con suốt đời. Lời thơ giản dị mộc mạc đằm thắm nhưng đượm chất Việt được khéo léo xây dựng nên bởi những biện pháp tu từ hết sức độc đáo. Nó đã lột tả được vẻ đẹp của tình mẫu tử trong bài thơ. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta. Những ngôi sao ngoài kia có thức suốt đêm cũng chẳng bằng mẹ thức vì con. Mẹ thức vất cả ngày đêm để cho con có giấc ngủ say nồng. Điệp từ ở cuối câu thơ 4,5 và điệp ngắt quãng ở câu thơ thứ 6 giúp cho chúng ta có thể liên tưởng được hình ảnh, trong buổi trưa hè oi ả, ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ có lời ru của mẹ là vẫn còn mãi. Có lúc trầm lúc bổng đưa con vào giấc say nồng. Mẹ không chỉ quạt cho con bằng sức của mẹ mà còn mát lạnh lòng ta bằng chính tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Sức mạnh to lớn của mẹ to lớn trong lời hát ru, đôi tay mẹ trở thành ngọn gió thu mát mẻ xua tan đi cái nắng oi ả của ngày hè. Đi suốt cuộc đời đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của mẹ ta bỗng thấy thời gian này như bị chùng lại. Trong những bồn bề của cuộc sống làm cho ta lắng lại, nó cho ta giây phút nhớ tới mẹ nhớ tới tình cảm thiêng liêng mà mẹ đã dành cho ta. Mẫu số 2: Ngay từ những ngày thơ ấu, khi còn nằm trong nôi , ít nhiều mỗi chúng ta đều đã từng được nghe những câu à ơi, ru hời của mẹ, tiếng hát ru ấy nhẹ nhàng, ngọt ngào đã thấm sâu vào trong tâm hồn non nớt của người con. Đó là những âm thanh êm dịu, là tình yêu bao la, chứa chan mà mẹ dành cho đứa con của mình. Và bài thơ “Mẹ” của tác giả Trần Quốc Minh đã gợi cho ta biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến, nhớ thương về tiếng hát ru hời của mẹ: “Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa Thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Lời thơ giản dị, quen thuộc, thắm đượm chất quê được tác giả khéo léo xây dựng nên bằng những biện pháp nghệ thuật hết sức độc đáo. Qua đó nhà thơ đã thành công lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý biết nhường nào. Không những vậy, bài thơ còn chất chứa bao nỗi vất vả khó khăn của người mẹ trong việc sinh thành và nuôi nấng con lên người. “Lặng rồi cả tiếng con ve” Ngay ở câu thơ đầu tiên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo vị ngữ : “Lặng rồi cả tiếng con ve” nhằm gợi tả không gian buổi trưa hè oi ả, nóng bức, khắc nghiệt. Đến cả những con ve cũng phải “lặng tiếng” bởi cái nắng nóng, oi bức, vậy mà đâu đây vẫn vọng lại tiếng à ơi, ru hời của mẹ. Mẹ không quản trưa hè nắng nóng, oi bức, mẹ vẫn thức để ru con ngủ, mong cho con được yên giấc nồng. “Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa Thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về” Tác giả sử dụng phép điệp cuối và đầu ở các câu thơ thứ 4 và 5 kết hợp cùng điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 nhằm nhấn mạnh trong tiết trời oi ả và ngột ngạt của buổi trưa hè, tất cả mọi vật đều lặng đi vì mệt mỏi, thì tiếng ru của mẹ vẫn trầm bổng mà nhẹ nhàng, vang lên khắp cả không gian. Gió mùa thu và bàn tay mẹ là hai hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ lồng và sử dụng một cách tài tình khéo léo. Qua đó hình ảnh mẹ hiện lên thật cao cả, mẹ ru con ngủ, mẹ quạt con mát, những hành động đó đều xuất phát từ tình yêu thương thiêng liêng và cao cả mà mẹ dành cho đứa con của mình. Chẳng màng thời tiết nóng bức, mẹ vẫn ngồi đó và vỗ về, mong sao con mình có một giấc ngủ ngon. “Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” Tình mẹ bao la, được nhà thơ ví như những ngôi sao sáng của vũ trụ rộng lớn, qua đó ngợi ca tình mẹ thiêng liêng, cao cả, vĩnh hằng, luôn trường tồn bất diệt, và không có gì có thể thay thế được. Mẹ là tất cả của con, là ánh sáng, niềm tin giúp con vững bước trên đường đời. Những câu hát ru tuy giản dị, mộc mạc, nhưng lại gợi cho ta nhớ về những giây phút được mẹ dỗ dành, nhớ về người mẹ vẫn luôn dõi theo ta trong hành trình trưởng thành. Bài thơ đã để lại cho bạn đọc biết bao cảm xúc cùng, đồng thời cũng là lời nhắc nhở hãy luôn quý trọng và biết ơn người mẹ của mình. |
*Lưu ý: Thông tin về top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất chỉ mang tính chất tham khảo.
Top 2 mẫu văn phân tích bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh hay nhất? Hình thức đánh giá cuối kì bằng bài kiểm tra của học sinh lớp 6? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng đọc của học sinh lớp 6 là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng đọc của học sinh lớp 6 như sau:
- Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...
- Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin. Đọc hiểu mỗi kiểu văn bản và thể loại nói chung có các yêu cầu cần đạt sau:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...;
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian, người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng,...), ngôn ngữ biểu đạt,…;
+ Liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc; đọc hiểu văn bản đa phương thức,…;
+ Đọc mở rộng, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.
Hình thức đánh giá cuối kì bằng bài kiểm tra của học sinh lớp 6?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về hình thức đánh giá cuối kì bằng bài kiểm tra của học sinh lớp 6 như sau:
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.