Top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? Học sinh lớp 12 phải học môn Ngữ văn bao nhiêu tiết?

Tham khảo top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được chọn lọc? Học sinh lớp 12 phải học bao nhiêu tiết môn Ngữ văn?

Top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm?

Học sinh có thể tham khảo top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm được chọn lọc sau đây:

Top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Mở bài trực tiếp

Mẫu số 1: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước. Thơ ông thường có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, giữa chất trữ tình và chất chính luận. Đoạn trích "Đất nước" đã cho người đọc thấy rõ được những đặc điểm của thơ ông. Đặc biệt đoạn thơ đầu của bài thơ nhà thơ đã giải thích Đất nước bằng những hình ảnh giản dị hằng ngày.

Mẫu số 2: "Đất nước” là đoạn trích đặc sắc trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ được sáng tác năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên nhằm mục đích thức tỉnh ý chí chiến đấu, tinh thần cách mạng của thế hệ trẻ cả nước, đặc biệt là thế hệ trẻ đô thị, vùng bị tạm chiếm miền Nam cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì, gian khổ của dân tộc. Đồng thời, qua bài thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thể hiện được những cảm nhận mới mẻ về hình tượng đất nước.

Mẫu số 3: Mặt đường khát vọng là tập trường ca hùng tráng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971. Bản trường ca khái quát quá trình thức tỉnh của tuổi trẻ các đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Họ nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ; hướng về nhân dân, về đất nước; ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu chương V của trường ca Mặt đường khát vọng.

Mẫu số 4: Đất nước – hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự sâu thẳm tâm hồn ta; vừa cao cả, trang trọng; vừa xiết bao gần gũi. Hình tượng Đất Nước đã khơi nguồn cho bao hồn thơ cất cánh. “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm cũng nằm trong dòng chảy dào dạt ấy và có phần đầy đủ hơn cả khi thống nhất được cội nguồn đất nước và tư tưởng đất nước của nhân dân.

Mở bài gián tiếp

Mẫu số 1: Đất nước là hình tượng trữ tình lớn, là cảm xúc nghệ thuật của nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh đất nước rất nhiều không chỉ trong văn học, thơ ca mà cả trong những lời ca, câu hát của bà và mẹ. Hình ảnh đất nước chìm trong đau thương, mất mát qua thơ Hoàng Cầm; gặp đất nước đang đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Nhưng đất nước trọn vẹn, gần gũi nhất vẫn là Đất Nước qua cái nhìn của Nguyễn Khoa Điềm. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong trường ca Mặt đường khát vọng mang đến cho người đọc góc nhìn về đất nước không trừu tượng, xa xôi như thế, đất nước gần gũi bình dị, thân thương, ân tình và mỗi người đều tìm thấy đất nước trong chính mình. Nó không chỉ là mảnh đất đã ấp ủ, chắt chiu nuôi ta lớn mà hơn thế, đất nước đã trở thành một phần hòa chảy cùng dòng máu nóng trong cơ thể, thành những nhịp đập trong trái tim ta và từ đó trong mỗi chúng ta đều có một phần Đất nước.

Mẫu số 2: Trong suy nghĩ của mỗi người, yêu nước thường là một tình cảm lớn lao, xa vời, khó cảm nhận. Nếu như các nhà thơ cùng thời thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hứng về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc, bình dị để miêu tả về Đất Nước. Đến với bài thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần của dân tộc. Hình ảnh đất nước hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những nét đẹp về phong tục tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.

Mẫu số 3: Quê hương, đất nước là những mảng đề tài lớn, quên thuộc trong thi ca. Đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ thành công trong việc xây dựng lên một dáng hình đất nước, phác họa sống động một tình cảm lớn lao và vô cùng thiêng liêng cho quê hương, xứ sở, đó là một đất nước dù phải trải qua biết bao đau thương nhưng vẫn ngời sáng tinh thần quyết tâm đấu tranh trong trang thơ của Nguyễn Đình Thi, là một đất nước bình dị nhưng gắn bó yêu thương trong thơ của Hoàng Cầm. Cũng viết về chủ đề đất nước quen thuộc ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những cảm nhận vô cùng mới mẻ, độc đáo về đất nước trong bài thơ Đất nước. Ông đã định nghĩa đất nước bằng những hình ảnh bình dị, thân thuộc, gần gũi nhất đối với đời sống con người để từ cái thân thuộc, vô danh ấy nhà thơ đã khái quát lên một đất nước hữu hình, đẹp đẽ mà vô cùng thiêng liêng.

Mẫu số 4: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng tâm sự về cuộc kháng chiến chống Mỹ: “không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi đã làm thơ và trở thành nhà thơ”. Mặt trận kháng chiến khốc liệt với mưa bom, bão đạn đã sinh ra ông - một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì chống Mỹ. Cũng chính nơi đó đã khơi cho ông những bầu nhiệt huyết thi ca mà trường ca “Mặt đường khát vọng” là một minh chứng rõ nét. Tác phẩm là sản phẩm của trí tuệ, tư duy sắc sảo và trái tim luôn hướng về đất nước, nhân dân. Tiêu biểu cho điều đó là trích đoạn “Đất Nước” thuộc chương V của bản trường ca.

Mẫu số 5: Đất Nước gắn bó, hiện hữu ngay bên cạnh chúng ta. Phải chăng lòng yêu nước được bắt đầu từ những điều giản dị, gần gũi nhất, và thân thuộc nhất như tình yêu cha mẹ, gia đình, như mái nhà ta ở, hạt gạo ta ăn hay từ mỗi giọt máu, đốt xương của chính mình? Từ tình yêu nhỏ, tuổi trẻ hãy mở rộng tấm lòng mình để có được tình yêu lớn. Từ tình yêu, chúng ta cần thức tỉn về trách nhiệm, sứ mệnh của mình trước lịch sử. Ngày xưa, sứ mệnh ấy là chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ dân tộc, còn ngày nay, sứ mệnh ấy là gì? (Mở bài dành cho đề “Phân tích sứ mệnh tuổi trẻ ngày nay qua bài thơ Đất nước”)

Mẫu số 6: Ai đó cũng đã từng hỏi lòng có mối tình nào lẳng lặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc? Để đáp lời những câu hỏi ấy thì đã có rất nhiều những vần thơ cất cánh. Chúng ta thấy hình ảnh đất nước đau thương quật cường căm hờn vùng lên đấu tranh huy hoàng trong thơ Nguyễn Đình Thi, ta thấy Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam bay lên bát ngát mùa xuân, với Xuân Diệu là “tổ quốc tôi như một con tàu” thì đến năm 1971 Nguyễn Khoa Điềm cũng đã góp thêm một ý thơ hay về đề tài đất nước. Đó là bài thơ Đất nước.

Lưu ý: Mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm chỉ mang tính tham khảo.

Top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? Học sinh lớp 12 phải học bao nhiêu tiết môn Ngữ văn?

Top 10 mẫu mở bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm? Học sinh lớp 12 phải môn Ngữ văn học bao nhiêu tiết? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 12 phải học môn Ngữ văn bao nhiêu tiết?

Căn cứ theo mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình môn Ngữ văn ở các lớp (theo số tiết học) như sau:

Lớp 1

Lớp 2

Lớp 3

Lớp 4

Lớp 5

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

420

350

245

245

245

140

140

140

140

105

105

105

Như vậy, học sinh lớp 12 phải học 105 tiết môn Ngữ. Ngoài ra, học sinh lớp 12 có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.

Học sinh lớp 12 có nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Môn Ngữ văn lớp 12
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hai mẫu bài văn nghị luận xã hội về chủ đề cơ hội của người trẻ trong thời đại nay? Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết bài chung cho các tác phẩm văn học lớp 12 hay nhất? Những kiến thức văn học nào được học trong chương trình lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn soạn bài Xuân tóc đỏ cứu quốc? Những quyền dành cho học sinh lớp 12 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu so sánh nghệ thuật trần thuật qua đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và Một lít nước mắt? Quy định về điểm xét tốt nghiệp THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Mở bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn? Học sinh lớp 12 năm 2024 sinh năm mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển chọn mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ gián tiếp hay nhất? 6 quyền mà học sinh lớp 12 sẽ có khi học tập trong môi trường giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu mở bài văn nghị luận về truyền thống đoàn kết giữa quân với dân của nước ta? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dàn ý bài văn nghị luận về trí tuệ nhân tạo lớp 12? Có bao nhiêu chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc ngữ văn lớp 12 dễ hiểu nhất? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản nghị luận trong môn ngữ văn lớp 12 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích biện pháp tu từ trong bài thơ tây tiến môn ngữ văn lớp 12? Những yêu cầu về đọc hiểu văn bản văn học là gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 140

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;