Tổng hợp tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ?
Chương trình xóa mù chữ là gì?
Chương trình giáo dục thực hiện xóa mù chữ là chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo Điều 18 Nghị định 20/2014/NĐ-CP.
Tổng hợp tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ?
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ được quy định như sau:
*Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ (Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.
- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 (Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)
- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
- Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
*Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 (Điều 21 Nghị định 20/2014/NĐ-CP)
- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Tổng hợp tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ? (Hình từ Internet)
Học viên học Chương trình xóa mù chữ sẽ được đánh giá bằng nội dung và phương pháp như thế nào?
* Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT thì nội dung và phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ như sau:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học viên đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học theo Chương trình xóa mù chữ.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học viên thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi theo quy định Chương trình xóa mù chữ.
Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ sẽ thực hiện như sau:
- Đánh giá bằng nhận xét:
+ Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;
+ Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;
+ Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;
+ Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.
- Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Hồ sơ đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ sẽ bao gồm những gì?
Hồ sơ đánh giá học viên học Chương trình xóa mù chữ theo Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.
- Hồ sơ đánh giá từng kì của mỗi học viên gồm học bạ (tại phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT) và bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của lớp (tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT).
Tải về Phụ lục 1
Tải về Phụ lục 2
+ Bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của các lớp được lưu trữ tại cơ sở giáo dục theo quy định.
+ Học bạ được cơ sở giáo dục lưu trữ trong suốt thời gian học viên theo học Chương trình xóa mù chữ, được giao cho học viên khi hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 hoặc hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.
Đối với trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lý, học bạ được giao cho học viên khi chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?