Tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024?

Khi tiến hành đánh giá chuẩn giáo viên THCS sẽ phải minh chứng. Vậy sau đây là tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024.

Minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS là gì?

Hiện nay, chuẩn nghề nghiệp giáo THCS được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Để việc triển khai đánh giá chuẩn giáo viên THCS đúng quy định, hiệu quả, thiết thực, có tác động tích cực đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thì ngày 01/10/2018, Bộ GDĐT đã ban hành Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn thực hiện Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.

Căn cứ theo khoản 3 và khoản 7 Điều 3 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
...
7. Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
...

Đối chiếu quy định trên thì chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống những phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt. Đồng thời, minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.

Như vậy, minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS là những tài liệu tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để được dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ đạt được của chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.

Tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024?

Tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Mẫu minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS mới nhất là mẫu nào?

Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 như sau:

Tải về Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

* Lưu ý: minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS theo ví dụ trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.

Tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024?

Căn cứ tại Phụ lục I Ví dụ về minh chứng sử dụng trong đánh giá theo chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, được ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 như sau:

Mẫu gợi ý minh chứng đánh giá giáo viên THCS

>>>TẢI VỀ file các gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS (Tiểu học, THPT) năm 2024.

*Lưu ý: Các ví dụ về minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên nêu trên chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT.

Ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT, quy định về mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

Mục đích ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên
1. Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
2. Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, địa phương và của ngành Giáo dục.
3. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; lựa chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
4. Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Như vậy, việc ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS nhằm (4) mục đích sau:

(1) Làm căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá.

(2) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá giáo viên.

(3) Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên.

(4) Làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

Đánh giá chuẩn giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp gợi ý minh chứng đánh giá chuẩn giáo viên THCS mới nhất 2024?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;