Tổng hợp các chuyên đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
- Đối tượng nào phải bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS?
- Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS phải thể hiện được mục tiêu nào?
- Tổng hợp các chuyên đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
- Yêu cầu sau khi hoàn thành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên THCS phải đảm bảo như thế nào?
Đối tượng nào phải bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS?
Căn cứ theo Mục 1 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 yêu cầu về đối tượng bồi dưỡng như sau:
ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học cơ sở) trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
2. Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở (THCS).
Như vậy, đối chiếu quy định thì viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học cơ sở sẽ được áp dụng Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS cụ thể gồm:
(1) Giáo viên,
(2) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng,
(3) Giám đốc, phó giám đốc
(4) Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
Gọi chung là giáo viên THCS trong các trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là trường trung học cơ sở) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
Tổng hợp các chuyên đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao? (Hình từ Internet)
Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS phải thể hiện được mục tiêu nào?
Căn cứ tại Mục 2 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 yêu cầu đối với mục tiêu bồi dưỡng như sau:
* Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS.
* Mục tiêu cụ thể
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:
- Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THCS và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao.
- Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;
- Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục THCS trong bối cảnh hiện nay.
- Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
- Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS phải thể hiện mục tiêu cụ thể từ chung đến riêng theo quy định.
Tổng hợp các chuyên đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
Tại Mục 3 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023, quy định về các chủ đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS sẽ bao gồm:
- Phần 1: Kiến thức chung: gồm 3 Chuyên đề.
+ Chuyên đề 1: Quản lý nhà nước về Giáo dục phổ thông
+ Chuyên đề 2: Xu thế phát triển GDPT trên thế giới, chiến lược phát triển GDPT của Việt Nam.
+ Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ GVPT.
- Phần 2: Kiến thức chuyên môn: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp: gồm 5 Chuyên đề.
+ Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của GVTHCS.
+ Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn Giáo dục THCS.
+ Chuyên đề 6: Năng lực tự học và NCKH, ứng dụng kết quả NCKH trong giáo dục học sinh THCS.
+ Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh THCS.
+ Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp của giáo viên THCS.
- Phần 3: Đánh giá kết quả.
Yêu cầu sau khi hoàn thành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên THCS phải đảm bảo như thế nào?
Việc đánh giá kết quả học viên sau Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 4 Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 2002/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
- Về thời điểm đánh giá: Tổ chức vào cuối khóa học.
- Về hình thức đánh giá: Cơ sở bồi dưỡng tổ chức đánh giá kết quả bồi dưỡng bằng một trong số các hình thức sau:
+ Bài kiểm tra (tự luận hoặc tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan);
+ Viết thu hoạch;
+ Viết tiểu luận theo quy định của cơ sở bồi dưỡng.
- Về nội dung đánh giá: Bảo đảm đạt các mục đích đánh giá nêu tại Mục 1 Phần này và được chấm theo thang điểm 10.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?