Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao?
- Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao?
- Bồi dưỡng thường xuyên về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nội dung gì?
- Bồi dưỡng thường xuyên về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có phải mô đun bắt buộc không?
Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao?
Tại Quyết định 4736/QĐ-BGDĐT năm 2022 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Sổ tay hướng dẫn hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Theo đó:
Ngày 11 tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”.
Trong đó xác định nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là “đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởngcách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng” và “nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các cơ sở giáo dục”.
Sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được biên soạn trên cơ sở cập nhật những quy định hiện hành và những kết quả nghiên cứu, những hoạt động đã triển khai thành công trong thực tiễn để bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cộng tác viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các nhà trường.
Cấu trúc tài liệu gồm 03 phần:
Phần 1. Một số vấn đề chung về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Phần 2. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường.
Phần 3. Minh họa một số hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
>> Xem toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tải về
Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao? (Hình từ Internet)
Bồi dưỡng thường xuyên về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nội dung gì?
Căn cứ Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông có những nội dung sau:
- Sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường; quy định tiếp nhận thông tin từ các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
- Một số kỹ năng tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Bên cạnh đó, thường lượng của mô đun bồi dưỡng là 20 tiết học (8 tiết lý thuyết, 12 tiết thực hành).
Bồi dưỡng thường xuyên về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có phải mô đun bắt buộc không?
Tại Mục 2 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT, đối tượng của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
Đối tượng bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy ở trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông).
Theo quy định tại Mục 3 Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung chương trình bồi dưỡng
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hình thức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm, bao gồm:
...
3. Chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp theo yêu cầu vị trí việc làm (gọi là Chương trình bồi dưỡng 03): Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Số lượng mô đun tự chọn đảm bảo quy định về thời lượng bồi dưỡng tại Khoản 2 Mục IV của Chương trình này. Các mô đun bồi dưỡng, cụ thể như sau:
...
Theo đó, giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông có thể tự chọn các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm nên mô đun về phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông (GVPT 13) không phải mô đun bắt buộc.
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?