15:41 | 19/02/2025

Toàn văn Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị? Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị hiện nay ra sao?

Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị như thế nào? Đào tạo lý luận chính trị hiện nay theo nguyên tắc ra sao?

Toàn văn Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị?

Ngày 14/02/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025...Tải về về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025.

Cụ thể, Theo Kết luận 126 đối với nhiệm vụ tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025-2030, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt, bảo đảm đúng tiến độ một số nội dung, nhiệm vụ sau:

(1) Giao Đảng uỷ Quốc hội, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương, các ban đảng Trung ương, cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp tiếp tục khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơ chế, chính sách liên quan để có cơ sở pháp lý triển khai hoàn thiện mô hình tổng thể của hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm đồng bộ trong quá trình thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

(2) Giao Đảng uỷ Chính phủ:

Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.

Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý 2/2025).

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

(3) Giao Đảng uỷ Công an Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các tỉnh uỷ, thành uỷ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án tổ chức Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện, bảo đảm đúng mục tiêu, yêu cầu, tiến độ đề ra.

(4) Giao Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo Đảng uỷ Toà án nhân dân tối cao, Đảng uỷ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, tham mưu về mô hình cơ quan (toà án, viện kiểm sát) theo định hướng bỏ cấp trung gian (cấp huyện) và đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan; tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới; báo cáo Bộ Chính trị trong quý II/2025.

(5) Giao Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, các cấp uỷ, tổ chức đảng nghiên cứu định hướng việc sắp xếp cơ quan báo chí địa phương theo hướng sáp nhập cơ quan phát thanh, truyền hình thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh vào cơ quan báo của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(6) Giao Quân uỷ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp tổ chức Quân đội (trong đó có tổ chức của cơ quan quân sự cấp huyện); đề xuất bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

(7) Giao Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Quốc hội và đảng uỷ các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng ở Trung ương do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ:

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổng rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trực thuộc, nhất là các cơ quan báo chí nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu quả hoạt động theo hướng tinh gọn tối đa, chỉ duy trì các đơn vị thực sự cần thiết, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 2/2025.

- Nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp lại các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (đồng bộ với cơ cấu tổ chức đảng hiện nay) và đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý 3/2025.

Toàn văn Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị? Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị hiện nay ra sao?

Toàn văn Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị? Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 2 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị là:

- Bám sát chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng về công tác đào tạo lý luận chính trị; tổ chức đào tạo đúng đối tượng, tiêu chuẩn, theo phân cấp và phù hợp với chức vụ, chức danh cán bộ.

- Đào tạo lý luận chính trị bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ gắn với quy định của Đảng về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan trong đào tạo lý luận chính trị.

- Học tập lý luận chính trị là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

Tiêu chuẩn của trung cấp lý luận chính trị là gì?

Căn cứ Điều 5 Quy định 57-QĐ/TW năm 2022 quy định về trung cấp lý luận chính trị như sau:

Trung cấp lý luận chính trị
1. Đối tượng
1.1. Cán bộ, công chức, viên chức
a) Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
b) Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban (đơn vị tương đương cấp ban) trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
c) Quy hoạch phó trưởng phòng (các đơn vị tương đương cấp phòng) ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm a, b.
1.2. Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; lãnh đạo phòng (ban) cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh (tương đương). Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
1.3. Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.
1.4. Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp (tương đương).
1.5. Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.
2. Tiêu chuẩn
- Đảng viên dự bị hoặc chính thức.
- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Như vậy, tiêu chuẩn của trung cấp lý luận chính trị là:

- Đảng viên dự bị hoặc chính thức.

- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên (tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).

- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Đào tạo lý luận chính trị
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Kết luận 126 của Bộ Chính trị năm 2025 về tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị? Nguyên tắc đào tạo lý luận chính trị hiện nay ra sao?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 1836

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;