Toàn văn Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025?
Toàn văn Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025?
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
>> Xem toàn văn Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025: Tải
Theo đó, trong năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) với 02 loại đề thi:
(1) Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo cácThông tư 32/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT (gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thông 2018);
(2) Đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Các thí sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2025 dự thi theo Đề thi được quy định tại (1).
Các thí sinh không học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong năm 2025:
- Thí sinh chưa tốt nghiệp THPT: dự thi theo đề thi được quy định tại (2).
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT: được chọn dự thi theo đề thi được quy định tại (1) hoặc (2).
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ tổ chức thi 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học,Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ - Công nghiệp, Công nghệ - Nông nghiệp, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Toàn văn Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2025?
Căn cứ Điều 21 Dự thảo Thông tư về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 (Quy chế) quy định về trách nhiệm của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2025 như sau:
(1) ĐKDT theo quy định tại Điều 20 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
Thí sinh có trách nhiệm bảo mật thông tin tài khoản, mật khẩu được cấp để đăng nhập vào Hệ thống Quản lý thi.
Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì liên hệ với nơi ĐKDT để được hỗ trợ.
(2) Buổi làm thủ tục dự thi:
- Có mặt tại phỏng thì đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi;
- Xuất trình Căn cước công dân (CCCD) và nhận thẻ dự thi;
- Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
- Trường hợp bị mất CCCD hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
(3) Mỗi buổi thi, có mặt tại điểm thi/phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Điểm thi và hướng dẫn của Giám thị.
Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
(4) Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
- Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình; xuất trình CCCD, thẻ dự thi khi có yêu cầu Giám thị hoặc người làm nhiệm vụ tại điểm thi;
- Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính A cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản, không có chức năng tra cứu bảng tuần hoàn hóa học và không có thẻ nhớ.
Cẩm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
- Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của minh vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang, chất lượng các trang in và mã đề thi ở từng trang bảo đảm thống nhất (đối với các môn trắc nghiệm); nếu phát hiện đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mở phải báo cáo ngay với Giám thị, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
- Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự, báo cáo ngay cho Giám thị khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thi sinh phải giơ tay xin phép Giám thị, sau khi được phép, thi sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chỉ, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (màu xanh hoặc màu đen);
- Đối với buổi thi tự luận, thi sinh chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài và phải nộp bài làm, đề thi và giấy nháp trước khi rời phòng thủ; đối với bài thi trắc nghiệm, thi sinh không được phép ra khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi kể cả giờ nghỉ giữa các môn thi của bài thi tự chọn; nếu thi sinh nhất thiết phải tạm thời ra khỏi phòng thi thì Giám thị phải báo cho Giám sát phòng thi để phối hợp thực hiện theo quy định; việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng Giám sát phòng thì cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
- Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thì đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).
(5) Khi dự thi các bài thi trắc nghiệm, ngoài các quy định tại (4), thí sinh phải tuân thủ các quy định dưới đây:
- Phải làm bài thi trên Phiếu TLTN được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; chỉ được tô bằng bút chì đen các ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời; trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, phải tẩy sạch chỉ ở ô cũ, rồi tô ô mà mình lựa chọn,
- Điển chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên Phiếu TLTN, đối với số báo danh phải ghi đủ và tô đủ phần số (kể cả các số 0 ở phía trước) điền chính xác mã đề thi vào hai Phiếu thu bài thi,
- Phải kiểm tra đề thi để bảo đảm có đủ số lượng câu hỏi, số trang như đã ghi trong đề và tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi;
- Không được nộp bài thì trước khi hết giờ làm bài; khi hết giờ làm bài, phải nộp Phiếu TLTN cho Giám thị và ký tên vào hai Phiếu thu bài thi;
- Chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi Giám thị đã kiểm đủ số Phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi,
- Thi sinh chỉ thi môn thi thứ nhất và/hoặc thứ hai trong bài thi tự chọn. Sau khi nộp phiếu TLTN, thí sinh ra khỏi phòng thi và di chuyển về phòng chở ra cho đến khi hết giờ làm bài của môn thi cuối cùng mới được rời khỏi khu vực thi. Trong quá trình di chuyển về phòng chờ ra và trong thời gian ở phòng chờ ra, thí sinh phải giữ gìn trật tự, tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của Giám sát phòng thi hoặc người quản lý phòng chờ khu vực chờ. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng chờ khi được phép của người quản lý phòng chờ và phải chịu sự giám sát của Giám sát phòng thi khi ở ngoài phòng chờ,
- Thí sinh chỉ dự thi môn thi thứ hai trong bài thi tự chọn phải có mặt tại nơi gọi thí sinh vào phòng thi trước giờ phát đề thi ít nhất 10 phút để làm công tác chuẩn bị.
(6) Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của Giảm thị và những người có trách nhiệm tại Điểm thi.
Lộ trình thực hiện phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ 2025 thế nào?
Căn cứ Mục 9 Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023, lộ trình thực hiện phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ 2025 như sau:
Năm 2025: năm đầu thực hiện phương án
- Năm 2025 - 2030: thi trên giấy.
- Sau năm 2030: có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính:
Từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện.
Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
- Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào?
- Tuyển chọn 5+ mẫu bài văn tả cánh đồng quê em lớp 5? Học sinh lớp 5 phải có năng lực văn học ra sao?
- Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
- Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025? Trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục học sinh các cấp thế nào?
- 8+ viết đoạn văn ngắn kể về việc em được làm chung với gia đình trong dịp Tết?
- Top 3+ mẫu văn tả người thân ngắn gọn nhất? Mục tiêu chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?