Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ gì?
- Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ gì?
- Số lần họp tổ chuyên môn trường trung học phổ thông trong 02 tuần?
- Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông gồm những gì?
- Thành phần của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập có bao gồm đại diện tổ chuyên môn không?
Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ sau:
- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Số lần họp tổ chuyên môn trường trung học phổ thông trong 02 tuần?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chuyên môn
...
3. Tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Tổ chuyên môn hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng, chia sẻ, học tập, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên để phát triển năng lực chuyên môn.
...
Như vậy, trong 02 tuần, tổ chuyên môn trường trung học phổ thông họp ít nhất 01 lần. Theo đó, tổ chuyên môn trường trung học phổ thông có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu.
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục được quy định như sau:
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
...
Như vậy, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn trường trung học phổ thông gồm:
- Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
- Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
Thành phần của Hội đồng trường trung học phổ thông công lập có bao gồm đại diện tổ chuyên môn không?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường trung học công lập:
a) Hội đồng trường của trường trung học công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
b) Thành phần của hội đồng trường trung học công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh.
Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập: Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, thành phần Hội đồng trường trung học phổ thông công lập bao gồm đại diện tổ chuyên môn.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?