Tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ phó khi nào?

Khi nào tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ phó? Tổ chuyên môn trường trung học cơ sở có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?

Tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ phó khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chuyên môn
1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.
...

Theo đó, có thể thấy tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ trưởng và chỉ trong trường hợp tổ có từ 7 thành viên trở lên thì mới có tổ phó.

Hiệu trưởng sẽ bổ nhiệm, quản lý, chỉ đạo tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn.

Tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ phó khi nào?

Tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở có tổ phó khi nào? (Hình từ Internet)

Tổ chuyên môn trường trung học cơ sở có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:

Tổ chuyên môn
1. Cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của nhà trường được tổ chức thành các tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng.
2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
b) Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
c) Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
d) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
đ) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.

Theo đó, tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là một trong các nhiệm vụ của tổ chuyên môn.

Hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn là gì?

Căn cứ Điều 21 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục như sau:

Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục
Hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường gồm:
1. Đối với nhà trường:
a) Sổ đăng bộ.
b) Học bạ học sinh.
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học).
d) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).
đ) Kế hoạch giáo dục của nhà trường (theo năm học).
e) Sổ ghi đầu bài.
g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
h) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến.
i) Hồ sơ quản lý thiết bị giáo dục, thư viện.
k) Hồ sơ quản lý tài sản, tài chính.
l) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên.
m) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh.
n) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh.
o) Hồ sơ phổ cập giáo dục (đối với cấp trung học cơ sở).
2. Đối với tổ chuyên môn:
a) Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học).
b) Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.
3. Đối với giáo viên:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).
4. Hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này dạng hồ sơ điện tử được sử dụng thay cho các loại hồ sơ giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường, khả năng thực hiện của giáo viên và bảo đảm tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử. Việc quản lý hồ sơ điện tử do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Việc bảo quản hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của nhà trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Vậy, hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn gồm: Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (theo năm học); Sổ ghi chép nội dung sinh hoạt chuyên môn.

Trường trung học cơ sở
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần hội đồng trường trung học có yêu cầu phải có học sinh tham gia hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu mà trường trung học cơ sở phải đáp ứng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để trường trung học được hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch đi học lại 2024 cấp 2 các trường công lập là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở là cấp mấy? Trường trung học cơ sở cấp 2 học bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở được tài trợ kim cương thì có được nhận hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong hệ thống trường trung học thì trường THCS có mấy cấp học và việc đặt tên trường sẽ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Diện tích đất khu nội trú trường THCS phải đảm bảo bao nhiêu mét vuông?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở có cho phép cá nhân tự bỏ tiền xây dựng sân cầu lông? Tiền cá nhân tự bỏ thì có được xem là nguồn tài chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học cơ sở có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân hay không? Học sinh học bao nhiêu năm tại đây?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;