Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?

Ai thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục? Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm gì?

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục theo các quy định, có chức năng đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
...
2. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.
a) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập hoạt động theo quy định của Nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân; có tài khoản và con dấu riêng; có trụ sở giao dịch; hoạt động độc lập với các cơ sở giáo dục.

Như vậy, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập hoặc tổ chức, cá nhân thành lập.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập? (Hình từ Internet)

Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là gì?

Căn cứ tại Điều 13 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng sau:

+ Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục;

+ Tư vấn cho các cơ sở giáo dục thực hiện cải tiến chất lượng sau khi được kiểm định chất lượng giáo dục.

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ sau:

+ Công bố công khai quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, danh sách các kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;

+ Ít nhất 30 ngày trước khi giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hết thời hạn, nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có văn bản đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục cấp giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình kiểm định chất lượng giáo dục; các nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Tổ chức các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo đúng đối tượng và phạm vi ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục; thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng dịch vụ tư vấn đã ký kết với các cơ sở giáo dục; chịu trách nhiệm đối với các hoạt động chuyên môn do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện;

+ Quản lý kiểm định viên, cán bộ và nhân viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Quản lý tài chính, thực hiện việc thu chi theo quy định của pháp luật hiện hành;

+ Hằng năm, trước ngày 31 tháng 12 gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm tình hình hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; những thay đổi trong năm, thuận lợi, khó khăn, các kiến nghị, đề xuất và các thông tin cần cung cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có các trách nhiệm sau:

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục và trước các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm định chất lượng giáo dục về dịch vụ đã cung cấp;

+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiểm định viên, trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Bồi thường thiệt hại do lỗi của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gây ra cho cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong khi thực hiện dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục và các dịch vụ liên quan khác; mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

+ Trong quá trình triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, nếu phát hiện thấy cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục có hiện tượng vi phạm pháp luật, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thông báo với cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đó;

+ Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

+ Chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tiến hành các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có quyền hạn gì?

Căn cứ tại Điều 14 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT thì tổ chức chức kiểm định chất lượng giáo dục có quyền hạn như sau:

- Được thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để phối hợp với các kiểm định viên thực hiện hợp đồng dịch vụ hoặc hợp tác với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các tổ chức nghề nghiệp về kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế.

- Yêu cầu cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục cung cấp đủ, kịp thời các tài liệu và thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

- Kiểm tra, xác nhận các thông tin và minh chứng có liên quan đến cơ sở giáo dục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đề nghị các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn liên quan đến các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

- Được quyền từ chối không cung cấp dịch vụ kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Kiểm định chất lượng giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có ít nhất bao nhiêu kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian?
Hỏi đáp Pháp luật
Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học là mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học phổ thông phải công khai các thông tin gì về điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT TPHCM hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Quản lý chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sở GDĐT Tp HCM hướng dẫn công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2024 - 2025?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;