Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán?
- Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là ai?
- Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán?
- Quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán thế nào?
- Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
- Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là ai?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định: Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín về công tác lãnh đạo, quản trị nhà trường; hiểu biết về tình hình giáo dục trong bối cảnh mới;
Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán phải có năng lực tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp trong công việc và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường.
Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán?
Căn cứ Điều 12 Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
- Là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được người có thẩm quyền đánh giá đạt mức khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng;
- Được cơ quan quản lý cấp trên lựa chọn phù hợp với yêu cầu hỗ trợ, tư vấn về tổ chức và thực hiện các hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông ở địa phương;
- Có nguyện vọng trở thành cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán.
Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán? (Hình từ Internet)
Quy trình lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán thế nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT việc lựa chọn cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán sẽ thực hiện qua quy trình như sau:
- Trưởng phòng giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền, báo cáo sở giáo dục và đào tạo;
- Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn và phê duyệt danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán theo thẩm quyền, tổng hợp danh sách cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trên địa bàn, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn phát triển năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông;
- Hỗ trợ, tư vấn cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xây dựng kế hoạch tự học, tự phát triển năng lực lãnh đạo, quản trị nhà trường theo chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
- Phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn tài liệu, học liệu; tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn;
- Hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong quá trình tham gia, thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng Internet.
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Giáo Dục 2019 quy định các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm



- Nội dung tổ chức tuyên truyền về phòng ngừa tội phạm cho học sinh sinh viên?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 môn trắc nghiệm thí sinh có được nộp bài trước khi hết giờ làm bài hay không?
- Trẻ ở trường mầm non công lập vùng khó khăn phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mới được hỗ trợ ăn trưa?
- Https hsa edu vn thi HSA 2025?
- Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp một phải am hiểu văn hóa địa phương?
- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?
- Top 3 bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước lớp 9?
- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?