Tiêu chí xếp loại giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ?
Tiêu chí xếp loại giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định các tiêu chí xếp loại giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ như sau:
Đối với giáo viên không giữ chức vụ quản lý nếu có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Đối với giáo viên giữ chức vụ quản lý nếu có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
- Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
- Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
- Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
- Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật;
- Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Tiêu chí xếp loại giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ? (Hình từ Internet)
Kết quả đánh giá giáo viên dùng để làm gì?
Tại Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, kết quả đánh giá giáo viên dùng là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác của giáo viên.
Thủ tục xếp loại giáo viên không giữ chức vụ quản lý thực hiện theo mấy bước?
Tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
...
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
Như vậy, thủ tục xếp loại giáo viên không giữ chức vụ quản lý thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng.
Bước 2: Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi giáo viên công tác để nhận xét, đánh giá đối với giáo viên.
Bước 3: Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng giáo viên.
Bước 4: Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng thông báo bằng văn bản cho giáo viên và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng ; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi giáo viên công tác, trong đó ưu tiêu áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
- Điều kiện, thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Có các hội đồng nào trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên?
- Các hình thức đánh giá trong chương trình giáo dục thường xuyên là gì?
- Ai là người chịu trách nhiệm về các thông tin tuyển sinh của trung tâm giáo dục thường xuyên?
- Trường trung cấp có phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp không?
- Giáo viên là viên chức có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi chuyển cấp dạy?
- Có được ký hợp đồng thỉnh giảng với giáo viên cơ hữu? Tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng theo quy định tại Thông tư 44 ra sao?
- Quy định về xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Dự thảo mới nhất như thế nào?
- Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
- Mẫu văn nghị luận xã hội về thói quen nhuộm tóc của học sinh hiện nay chọn lọc nhất? Học sinh lớp 12 được học môn tự chọn nào?