Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục?

Bộ Giáo dục có công văn chỉ đạo tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục?

Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục?

Theo tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn thực hiện một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, trong đó ưu tiên một số dịch vụ:

- Dịch vụ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tuyến; Dịch vụ đăng ký xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non trên Cổng dịch vụ công quốc gia mức độ toàn trình.

- Dịch vụ trực tuyến về đăng ký, xét tuyển học sinh đầu các cấp học; Dịch vụ công nhận văn bằng, chứng chỉ, hướng tới triển khai ở mức độ toàn trình.

- Tập trung triển khai 03 nhóm dịch vụ công trực tuyến, toàn trình liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 206/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Đẩy mạnh thanh toán học phí, các khoản thu bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; kết nối phần mềm quản lý học phí, quản lý các khoản thu của cơ sở giáo dục với các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có Nền tảng thanh toán trực tuyến cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục?

Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá học sinh năm học 2024 2025?

Theo tiểu mục 1 Mục 2 Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 thì Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá trong năm học 2024 2025 như sau:

Triển khai có hiệu quả Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó lưu ý triển khai một số nội dung như sau:

- Duy trì, khai thác sử dụng tối đa lợi ích của phần mềm quản lý học tập (LMS) trong hoạt động dạy học trực tuyến để trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.

- Tổ chức xây dựng học liệu số, đóng góp và khai thác sử dụng hiệu quả Kho học liệu dùng chung của Bộ trong tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.

- Đẩy mạnh đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; thực hiện đánh giá định kỳ trên máy tính đối với những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện tổ chức thực hiện.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng số cho đội ngũ nhà giáo; ưu tiên bồi dưỡng các nội dung gắn với thực tế công việc như: ứng dụng các phần mềm dạy học, xây dựng học liệu số, bài giảng điện tử, kỹ năng tổ chức dạy học trực tuyến, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào hoạt động dạy, học.

- Rà soát, đầu tư mới, mua sắm bổ sung máy tính đáp ứng yêu cầu dạy môn Tin học; mua sắm thiết bị phục vụ xây dựng học liệu số và dạy học trực tuyến.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài nguyên phục vụ dạy học và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài nguyên số hóa giữa các cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.

- Triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn môi trường giáo dục số trong nhà trường.

Hướng dẫn chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục?

Cũng theo tiểu mục 2 Mục 2 Công văn 4324/BGDĐT-CNTT năm 2024 Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục như sau:

- Tiếp tục triển khai phần mềm quản trị nhà trường tới 100% cơ sở giáo dục, tối thiểu triển khai các phân hệ: quản lý người học, quản lý đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, y tế học đường, tài chính; đảm bảo kết nối thông suốt với cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

- Tham mưu lãnh đạo các cấp bố trí nguồn lực để triển khai học bạ số trong giáo dục phổ thông; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu văn bằng, chứng chỉ hướng đến triển khai văn bằng số, chứng chỉ số và công khai thông tin về cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ GDĐT.

- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo, trong đó tập trung triển khai một số nhiệm vụ như sau:

+ Tiếp tục triển khai mở rộng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục (cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, giáo dục thể chất, giáo dục dân tộc, công tác chính trị học sinh sinh viên, cơ sở vật chất và chuyển đổi số).

- Tổ chức cập nhật dữ liệu trên các hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo yêu cầu của Bộ GDĐT; hoàn thiện dứt điểm việc cập nhật đầy đủ số định danh cá nhân của giáo viên và người học; cập nhật đầy đủ kết quả học tập của người học trên cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục theo từng kỳ học;

Đặc biệt, hoàn thiện đầy đủ thông tin của học sinh, học viên lớp 12 phục vụ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và xét tuyển trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non và thông tin của học sinh phục vụ tuyển sinh đầu cấp (lớp 6 và lớp 10 trường phổ thông dân tộc nội trú).

+ Nâng cấp, triển khai hệ thống thông tin phổ cập giáo dục xóa mù chữ trên cơ sở kết nối và kế thừa dữ liệu sẵn có từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

+ Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê giáo dục định kỳ đối với giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên cấp Trường/Trung tâm, Phòng, Sở GDĐT (kỳ đầu năm học và kỳ cuối năm học) đúng thời hạn, đầy đủ, chính xác nội dung theo quy định về chế độ báo cáo thống kê ngành Giáo dục, quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GDĐT và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ GDĐT.

Chuyển đổi số giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
03 nhiệm vụ trọng tâm khi ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;