Thực hiện giải pháp hợp đồng giáo viên nếu chưa tuyển đủ định mức năm học 2024 - 2025?
- Thực hiện giải pháp hợp đồng giáo viên nếu chưa tuyển đủ định mức năm học 2024 - 2025?
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 theo hướng gọn nhẹ?
- Chỉ đạo không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường năm 2024 - 2025?
- Phòng ngừa tai nạn thương tích, bạo lực học đường và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ngay từ đầu năm học?
Thực hiện giải pháp hợp đồng giáo viên nếu chưa tuyển đủ định mức năm học 2024 - 2025?
Theo Công văn 4327/BGDĐT-GDTH năm 2024 tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025 như sau:
Chỉ đạo rà soát, kiểm tra, đôn đốc bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục trước thềm năm học mới; có giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên còn bất cập của địa phương theo thẩm quyền; thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là một số môn học như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật. Trong trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên theo định mức thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ để thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Như vậy, Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp giáo viên bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu...
Trường hợp chưa thể tuyển dụng đủ giáo viên theo định mức thì thực hiện các giải pháp hợp đồng giáo viên để thực hiện chủ trương “có học sinh, phải có giáo viên đứng lớp” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Thực hiện giải pháp hợp đồng giáo viên nếu chưa tuyển đủ định mức năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 theo hướng gọn nhẹ?
Theo Công văn 4327/BGDĐT-GDTH năm 2024 như sau:
Chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả một số hoạt động đầu năm học 2024-2025 như sau:
a) Thực hiện vệ sinh trường, lớp, khuôn viên trường học sạch, đẹp, an toàn, có khẩu hiệu chào mừng năm học và thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới, chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng về mọi mặt cho Lễ Khai giảng năm học mới thực sự là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, ngày hội đối với thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, đồng thời thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của nhân dân và toàn xã hội.
b) Về việc đón học sinh đầu cấp và tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới:
- Hướng dẫn cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đón học sinh đầu cấp học, trong đó đặc biệt quan tâm đối tượng học sinh lớp 1; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định về thời gian học sinh tựu trường và tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2024 - 2025 thống nhất trên cả nước vào sáng ngày 05 tháng 9 năm 2024. Tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường, gồm hai phần:
...
Theo đó, một trong những nội dung mà Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo đó là chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả tổ chức khai giảng theo hướng gọn nhẹ, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của địa phương, nhà trường, gồm hai phần:
(i) Phần lễ được tổ chức ngắn gọn nhưng đảm bảo trang nghiêm với các nghi thức: Chào cờ, hát Quốc ca (không dùng bản nhạc có lời bài hát được ghi sẵn), đọc thư của Chủ tịch nước,...;
(ii) Phần hội tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể tuyệt đối an toàn, lành mạnh, tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày khai giảng năm học mới.
Chỉ đạo không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường năm 2024 - 2025?
Theo Công văn 4327/BGDĐT-GDTH năm 2024 thì Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một trong những nội dung sau:
Triển khai các giải pháp tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước để thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi ngay từ đầu năm học; về lựa chọn, cung ứng, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giáo dục của địa phương, tài liệu tham khảo. Xây dựng, triển khai thực hiện phương án hỗ trợ các đối tượng học sinh hộ nghèo, cận nghèo, học sinh thuộc đối tượng chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, địa bàn cách trở, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập và các điều kiện thiết yếu khác; không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường.
Theo đó, một trong những nội dung trọng tâm mà Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường chỉ đạo đó là không để có học sinh vì hoàn cảnh khó khăn mà không được đến trường trong năm học 2024 - 2025.
Phòng ngừa tai nạn thương tích, bạo lực học đường và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ngay từ đầu năm học?
Theo Công văn 4327/BGDĐT-GDTH năm 2024 thì Bộ GDĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo thực hiện đầy đủ các nội dung và tiêu chí xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên;
Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh trong và ngoài trường học bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Đặc biệt là phòng ngừa tai nạn thương tích, bạo lực học đường và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh ngay từ đầu năm học.
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?