Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?

Chương trình liên kết giáo dục cấp tiểu học có yếu tố nước ngoài đưa nội dung vào tích hợp giảng dạy có được kiểm định không?

Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?

Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 quy định cho giáo dục tiểu học năm học 2024-2025

Căn cứ theo Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30/7/2024 thì việc thực hiện chương trình liên kết, có yếu tố nước ngoài trong giáo dục trong năm học 2024-2025 cụ thể như sau:

Khuyến khích các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện chương trình giáo dục tích hợp theo quy định; áp dụng những mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế để đáp ứng nhu cầu học tập đang dạng của người học.

Thực hiện hiệu lực, hiệu quả các giải pháp quản lý đối với các cơ sở giáo dục thực hiện các liên kết giáo dục với nước ngoài có sử dụng các chương trình giáo dục tích hợp đã được Bộ GDĐT thẩm định, phê duyệt và cho phép thực hiện.

Các Sở GDĐT cần chủ động rà soát các điều kiện đảm bảo triển khai liên kết giáo dục và chương trình giáo dục tích hợp theo đúng quy định.

Kiên quyết không để các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện liên kết giáo dục với nước ngoài khi chưa đảm bảo điều kiện triển khai.

Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?

Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài đưa nội dung vào tích hợp giảng dạy thì có được kiểm định không?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, có quy định như sau:

Chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và đội ngũ nhà giáo
1. Chương trình giáo dục.
a) Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;
b) Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;
c) Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
2. Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
3. Đội ngũ nhà giáo.
a) Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
c) Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài đưa nội dung vào tích hợp giảng dạy thì phải thực hiện kiểm tra kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục.

Ai có thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục tích hợp?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 86/2018/NĐ-CP, có quy định như sau:

Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục
1. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài.
a) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo phê duyệt liên kết giáo dục với nước ngoài;
b) Các bên liên kết gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến sở giáo dục và đào tạo;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, sở giáo dục và đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho các bên liên kết;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết quả thẩm định chương trình tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo quyết định phê duyệt liên kết giáo dục theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp liên kết giáo dục không được phê duyệt thì sở giáo dục và đào tạo có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.
2. Thẩm quyền, thủ tục phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp.
a) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chương trình giáo dục tích hợp;
b) Sở giáo dục và đào tạo gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thẩm định chương trình giáo dục tích hợp và thông báo kết quả bằng văn bản gửi sở giáo dục và đào tạo;
d) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho sở giáo dục và đào tạo đã nộp hồ sơ.

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt liên kết giáo dục tích hợp là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chương trình giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục môn Hoá học theo chương trình 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Những điều kiện nào cần phải đảm bảo về học liệu số?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục với nước ngoài là gì? Đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một học kỳ có bao nhiêu tuần năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn áp dụng cho học sinh lớp mấy?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 413
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;