Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư 19 là bao lâu?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư 19 là bao lâu?
- Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi?
- Danh mục vị trí công tác giáo dục và đào tạo phải định kỳ chuyển đổi hiện nay?
- Khi nào thì Thông tư 19 có hiệu lực thi hành?
- Những đối tượng nào áp dụng Thông tư 19?
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư 19 là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm.
- Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác theo Thông tư 19 là bao lâu? (Hình từ Internet)
Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi như sau:
[1] Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
[2] Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
[3] Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
[4] Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
[5] Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
[6] Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
[7] Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Danh mục vị trí công tác giáo dục và đào tạo phải định kỳ chuyển đổi hiện nay?
Căn cứ theo mục 2 Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi ban hành kèm theo Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về danh mục vị trí công tác giáo dục và đào tạo phải định kỳ chuyển đổi hiện nay như sau:
[1] Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.
[2] Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân, phân bổ chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài theo các đề án của Chính phủ.
[3] Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
[4] Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
[5] Thẩm định hồ sơ thành lập các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
[6] Quản lý các dự án, đề án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
[7] Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Khi nào thì Thông tư 19 có hiệu lực thi hành?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2025.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 41/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương.
Như vậy, thông qua quy định trên thì Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 01 năm 2025.
Những đối tượng nào áp dụng Thông tư 19?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
2. Thông tư này áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
3. Thông tư này không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy, thông qua quy định trên thì đối tượng áp dụng của Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT bao gồm:
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo
- Quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức
- Đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương
Lưu ý: Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?