Thời hạn chuyển đổi của 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Thời hạn chuyển đổi của 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định về 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ 14/1/2025 gồm:
[1] Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.
[2] Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.
[3] Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
[4] Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.
[5] Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.
[6] Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
[7] Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT thì thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo quy định tại Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm.
Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì thời hạn chuyển đổi của 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo từ 14/1/2025 là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm.
Thời hạn chuyển đổi của 7 vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo từ 14/1/2025? (Hình từ Internet)
Phạm vi và đối tượng áp dụng của Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định thì phạm vi và đối tượng áp dụng của Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT từ ngày 14/1/2025 như sau:
- Thông tư này quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
- Thông tư này áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại chính quyền địa phương.
- Thông tư này không áp dụng đối với giáo dục nghề nghiệp.
Chuyển đổi vị trí công tác định kỳ phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 27/2024/TT-BTC quy định chuyển đổi vị trí công tác định kỳ phải tuân thủ nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc [1]: Các cơ quan theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Nguyên tắc [2]: Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải đảm bảo khách quan, hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.
Nguyên tắc [3]: Việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải được thực hiện theo kế hoạch và được công khai trong đơn vị.
Nguyên tắc [4]: Không được lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức vì vụ lợi hoặc để trù dập công chức, viên chức.
Nguyên tắc [5]: Không thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Nguyên tắc [6]: Ngoài việc thực hiện nguyên tắc theo Thông tư này, đối với viên chức còn phải căn cứ vào hợp đồng làm việc đã ký với đơn vị sự nghiệp.
Phương thức định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 27/2024/TT-BTC phương thức định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
- Việc chuyển đổi vị trí công tác là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan.
- Định kỳ hằng năm, cấp ủy và người đứng đầu cơ quan phải ban hành, công khai kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, trường hợp cụ thể phải chuyển đổi vị trí công tác, thời gian thực hiện chuyển đổi, quyền, nghĩa vụ của người phải chuyển đổi vị trí công tác và biện pháp tổ chức thực hiện.
Việc rà soát, xây dựng kế hoạch định kỳ chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện trong Quý I hằng năm.
- Chuyển đổi vị trí công tác cùng chuyên môn, nghiệp vụ từ bộ phận này sang bộ phận khác trong cơ quan; giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý hoặc giữa các cơ quan trong phạm vi quản lý của chính quyền địa phương.
- Đối với cơ quan chỉ có một vị trí trong danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí còn lại của cơ quan đó thì việc chuyển đổi do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp lập kế hoạch chuyển đổi chung.
- Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có mục tiêu xây dựng là gì?
- Lịch thi HSA 2025: Lịch thi Đánh giá năng lực Hà Nội?
- Tổng hợp 02 bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống? Môn Ngữ văn lớp 7 đánh giá thường xuyên mấy lần?
- Top 04 đoạn văn nghị luận 200 chữ về sự tự ti trong giới trẻ hiện nay? Bài kiểm tra học kì môn Ngữ văn lớp 12 kéo dài trong bao nhiêu phút?
- 03 mẫu bài văn tả con chó lớp 4? Kiến thức văn học môn Tiếng Việt lớp 4 có những yêu cầu cần đạt nào?
- 3+ Mẫu viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em lớp 6? Cách đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 6?
- Tính an toàn của đồ chơi trong trường mầm non phải đảm bảo như thế nào?
- 5+ mẫu nghị luận xã hội về tôn sư trọng đạo sâu sắc và ngắn gọn? Học sinh THPT phải ứng xử như thế nào với giáo viên?
- 10+ Mẫu trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình ngắn gọn?
- Mẫu soạn bài Mây và Sóng lớp 6 mới nhất? Phương pháp giáo dục học sinh lớp 6 hiện nay ra sao?