Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học mới nhất như thế nào?

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025 có một số nội dung đáng chú ý như sau:

(1). Đối tượng tham gia

Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 (Cấp 1) trên toàn quốc tự nguyện đăng ký tham gia cuộc thi "Trạng Nguyên Toàn Tài" để khảo sát và đánh giá năng lực với các kiến thức trong nhà trường và kiến thức mở rộng.

(2). Phạm vi kiến thức

Câu hỏi trong bài thi là kiến thức tổng hợp một số môn học trong trường tiểu học gồm:

- Lớp 1, 2, 3: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tự nhiên - Xã hội;

- Lớp 4, 5: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử - Địa lí;

Các câu hỏi kiểm tra khả năng biết, thông hiểu, ghi nhớ, vận dụng kiến thức được học vào giải quyết các vấn đề gần gũi trong đời sống; mở rộng với các nội dung: Toán IQ, Toán Tiếng Anh và hiểu biết chung.

(3). Hình thức thi

- Thi online dành cho khối 1 đến khối 5

Học sinh sử dụng máy tính để làm bài thi trực tuyến trên hệ thống trangnguyen.edu.vn. BTC không khuyến khích sử dụng các thiết bị thông minh khác như máy tính bảng, điện thoại di động vì ảnh hưởng đến thời gian và độ chính xác khi làm bài.

- Các dạng câu hỏi thi gồm:

Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng;

Câu hỏi điền từ;

Câu hỏi ghép các cặp đáp án đúng;

Câu hỏi kéo kết quả vào ô chủ đề;

Câu hỏi sắp xếp trật tự;

Câu hỏi Điền và chọn đáp án có sẵn.

Mỗi câu hỏi có thể được thể hiện dưới dạng đoạn văn, hình ảnh, âm thanh.

(4) Thông tin làm bài thi online trên hệ thống như sau:

Thời gian làm bài thi: 30 phút.

Điểm thi: Điểm thi tối đa là 300 điểm.

Số lượng câu hỏi: Mỗi bài làm gồm 30 câu hỏi, mỗi câu tương ứng 10 điểm.

(5). Lịch thi

- Thi online

Vòng tham dự

Ngày mở

Ngày đóng

Vòng 1

10/9/2024

05/10/2024

Vòng 2

10/11/2024

05/12/2024

Vòng 3

10/1/2025

05/02/2025

Vòng 4: Sơ khảo

20/02/2025

20/03/2025

Vòng 5: Chung kết Quốc gia

28/4/2025

29/4/2025

- Thi Đấu Trường Toàn Tài

Vòng tham dự

Ngày thi

Đấu trường Toàn tài tháng 10 (năm 2024)

15/10/2024

Đấu trường Toàn tài tháng 12 (năm 2024)

15/12/2024

Đấu trường Toàn tài tháng 2 (năm 2025)

15/02/2025

Đấu trường Toàn tài tháng 5 (năm 2025)

15/05/2025

Chung kết Đấu trường Toàn tài tháng 6

(năm 2025 - ghi hình trực tiếp tại đài truyền hình)

15/6/2025

>> Tải về Toàn bộ thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025.

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?

Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Chương trình giáo dục giúp học sinh tiểu học có năng lực cốt lõi gì?

Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình giáo dục giúp học sinh hiểu học có 10 năng lực cốt lõi bao gồm như sau:

- 03 Năng lực chung của học sinh:

+ Năng lực tự chủ và tự học

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- 07 Năng lực đặc thù của học sinh

+ Năng lực ngôn ngữ

+ Năng lực tính toán

+ Năng lực khoa học

+ Năng lực công nghệ

+ Năng lực tin học

+ Năng lực thẩm mĩ

+ Năng lực thể chất

Chương trình giáo dục học sinh tiểu học có định hướng về phương pháp giáo dục thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục cho học sinh tiểu học có định hướng về phương pháp giáo dục như sau:

Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Chương trình giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục có vị trí công việc ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý nào? Nội dung và phương pháp giáo dục có những yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp giáo dục môn Hoá học theo chương trình 2018 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thể lệ cuộc thi Trạng Nguyên Toàn Tài trên Internet năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học liệu số là gì? Những điều kiện nào cần phải đảm bảo về học liệu số?
Hỏi đáp Pháp luật
Liên kết giáo dục với nước ngoài là gì? Đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo dục chính quy được hiểu là như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một học kỳ có bao nhiêu tuần năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện chương trình liên kết giáo dục có yếu tố nước ngoài năm học 2024-2025 như thế nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;