Thể lệ cuộc thi Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 ra sao?
Thể lệ cuộc thi Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 ra sao?
Ngày 24/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành Thể lệ Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế Thành phố Hà Nội năm học 2024 2025..Tải về.
Cụ thể, nội dung thể lệ cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế Hà Nội 2024 2025 (Thể lệ Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm học 2024-2025) như sau:
(1) Quy định chung
- Đối với học sinh cấp Tiểu học và THCS thí sinh trải qua 3 vòng thi: Vòng loại, Vòng sơ khảo và Vòng chung khảo.
- Đối với học sinh cấp THPT thí sinh trải qua 2 vòng thi: Vòng loại và Vòng chung khảo.
- Kết quả bài thi của thí sinh: căn cứ theo điểm thi và thời gian hoàn thành bài thi của thí sinh được chấm tự động từ phần mềm tổ chức thi.
(2) Quy định cụ thể
Đối với cấp Tiểu học a. Vòng loại - Đối tượng: là học sinh thuộc khối lớp 3, 4, 5 đang học tại các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố có nguyện vọng và nhu cầu tham dự Cuộc thi được đăng ký dự thi thông qua đơn vị trường học. - Thời gian tổ chức: Từ 06/01/2025 - 19/01/2025 (các trường chủ động lựa chọn thời điểm phù hợp trong khoảng thời gian này). - Cách thức tổ chức thi: + Ban tổ chức (BTC) hỗ trợ miễn phí mỗi trường 100 bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix IC3 GS6 Spark Level 1 thi trực tuyến trên máy tính. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. +Nội dung bài thi: bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm của bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh; 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dạng: 1. Chọn 1 đáp án đúng; 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đúng (hoặc Cá) và Sai (hoặc Không) trên từng đáp án; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống; 8. Sắp xếp đúng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: trực tiếp tại phòng máy nhà trường. +IIG Việt Nam có nhân sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến đại diện các trường cài đặt và sử dụng các bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix. +Các trường gửi danh sách đăng ký thí sinh dự thi Vòng loại theo biểu mẫu BM01 đính kèm tới email [email protected] trước thời gian tổ chức thi Vòng loại. Lưu ý: Hướng dẫn chi tiết cách thức tổ chức thi Vòng loại và hướng dẫn cài đặt, sử dụng Gmetrix được cung cấp trong Phụ lục đính kèm. - Kết quả vòng loại: lựa chọn 4 thí sinh xuất sắc nhất toàn trường. b. Vòng sơ khảo - Đối tượng: là các thí sinh đã tham gia Vòng loại và được đăng ký dự thi theo quy định của Ban tổ chức Cuộc thi. - Thời hạn đăng ký +Trước ngày 12/02/2025, các trường tiểu học gửi danh sách đăng ký thí sinh tham dự Vòng sơ khảo theo biểu mẫu BM02 đính kèm về các phòng GDĐT. + Trước ngày 10/03/2025, các phòng GDĐT tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng sơ khảo theo biểu mẫu BM02 gửi tới Ban tổ chức qua email [email protected]. - Thời gian tổ chức thi: ngày 23/03/2025. - Cách thức tổ chức thi: + Bài thi IC3 GS6 Spark level 1 quốc tế, thi trực tuyến trên máy tính có kết nối internet. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) cung cấp, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh; 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin. + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dạng: 1. Chọn 1 đáp án đúng; 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đúng (hoặc Có) và Sai (hoặc Không) trên từng đáp án; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 8. Sắp xếp đúng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: Tại một số trường đủ điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của BTC do phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã đề xuất. Mọi hạng mục vật tư, nhân sự tổ chức thi, bài thi quốc tế sẽ do IIG Việt Nam tài trợ và chuẩn bị đảm bảo theo tiêu chuẩn bài thi quốc tế. - Kết quả Vòng sơ khảo: lựa chọn 10 thí sinh xuất sắc nhất Vòng sơ khảo của mỗi đội tuyển quận/huyện/thị xã. c. Vòng chung khảo - Đối tượng: là các thí sinh đã tham gia Vòng sơ khảo và được đăng ký dự thi theo quy định của Ban tổ chức Cuộc thi. - Thời gian tổ chức thi: ngày 13/04/2025. - Cách thức tổ chức thi: + Bài thi IC3 GS6 Spark level 2 quốc tế, thị trực tuyến trên máy tính có kết nối internet. +Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) cung cấp, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh: 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dạng: 1. Chọn I đáp án đúng; 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đúng (hoặc Có) và Sai (hoặc Không) trên từng đáp án; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống; 8. Sắp xếp đúng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: Tại một số trường đủ điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của BTC do các phòng GD&ĐT đề xuất. Mọi hạng mục vật tư, nhân sự tổ chức thi, bài thi quốc tế sẽ do IIG Việt Nam tài trợ và chuẩn bị đảm bảo theo tiêu chuẩn bài thi quốc tế. |
Đối với cấp Trung học cơ sở a. Vòng loại - Đối tượng: là học sinh đang học tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội cổ nguyện vọng và nhu cầu tham dự Cuộc thi được đăng ký dự thi thông qua đơn vị trường học. - Thời gian tổ chức: Từ 07/02/2025 - 16/02/2025 (các trường chủ động lựa chọn thời điểm phù hợp trong khoảng thời gian này) - Cách thức tổ chức thi: + Ban tổ chức (BTC) hỗ trợ miễn phí mỗi trường 100 bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix IC3 G56 Level 1 thi trực tuyến trên máy tính. - Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm của bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh; 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin. + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dạng: 1. Chọn 1 đáp án đúng: 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đúng (hoặc Có) và Sai (hoặc Không) trên từng đáp án; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 8. Sắp xếp đúng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: trực tiếp tại phòng máy nhà trường. + IIG Việt Nam có nhân sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến đại diện các trường cài đặt và sử dụng các bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix, + Các trường gửi danh sách đăng ký thí sinh dự thi Vòng sơ loại theo biểu mẫu BM01 đính kèm tới email [email protected] trước thời gian tổ chức thi Vòng loại. * Lưu ý: Hướng dẫn chi tiết cách thức tổ chức thi Vòng sơ loại và hướng dẫn cài đặt, sử dụng Gmetrix được cung cấp trong Phụ lục đính kèm. - Kết quả Vòng loại lựa chọn 4 thí sinh xuất sắc nhất toàn trưởng ở Vòng loại. b. Vòng sơ khảo: - Đối tượng: là các thí sinh đã tham gia Vòng loại và được đăng ký dự thi Vòng sơ khảo theo quy định của Ban tổ chức Cuộc thi. - Thời hạn đăng ký: + Trước ngày 26/02/2025, các trường tiểu học gửi danh sách đăng ký thi sinh tham dự Vòng sơ khảo theo biểu mẫu BM02 đính kèm về các phòng GDĐT. + Trước ngày 10/03/2025, các phòng GDĐT tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng sơ khảo theo biểu mẫu BM02 gửi tới Ban tổ chức qua email [email protected]. - Thời gian tổ chức thi: ngày 23/03/2025. - Cách thức tổ chức thi: + Bài thi IC3 GS6 level 1 quốc tế, thi trực tuyến trên máy tính có kết nối internet. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) cung cấp, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh; 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dạng: 1. Chọn 1 đáp án đúng; 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đúng (hoặc Có) và Sai (hoặc Không) trên từng đáp án; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 8. Sắp xếp đứng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: Tại một số trường đủ điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của Ban tổ chức do phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã đề xuất. Mọi hạng mục vật tư, nhân sự tổ chức thi, bài thi quốc tế sẽ do IIG Việt Nam tài trợ và chuẩn bị đảm bảo theo tiêu chuẩn bài thi quốc tế. - Kết quả Vòng sơ khảo: lựa chọn 10 thi sinh xuất sắc nhất Vòng sơ khảo của mỗi đội tuyển quận/huyện/thị xã. c. Vòng chung khảo: - Đối tượng: là các thí sinh đã tham gia Vòng sơ khảo và đã được đăng ký dự thi Vòng chung khảo theo quy định của Ban tổ chức Cuộc thi. - Thời gian tổ chức thi: ngày 13/04/2025. - Cách thức tổ chức thi: + Bài thi IC3 GS6 level 2 quốc tế, thi trực tuyến trên máy tính có kết nối internet. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: do Tập đoàn Certiport (Hoa Kỳ) cung cấp, bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung: 1. Công nghệ thông tin thời đại số; 2. Chinh phục kỹ năng Công dân số; 3. Quản lý thông tin hiệu quả; 4. Sáng tạo nội dung số; 5. Truyền thông 4.0; 6. Cộng tác và ứng xử trực tuyến thông minh; 7. Kỹ năng an toàn và bảo mật thông tin. + Về cấu trúc bài thi - Các câu hỏi lý thuyết gồm có các dụng: 1. Chọn 1 đáp án đúng; 2. Chọn nhiều đáp án đúng; 3. Chọn Đúng hoặc Sai; 4. Chọn Đảng (hoặc Có) và Sai (hoặc Không) trên từng đập ăn; 5. Sắp xếp thuật ngữ theo đúng định nghĩa; 6. Nhấp chọn vùng đáp án Đúng trên giao diện; 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 8. Sắp xếp đúng các bước. + Địa điểm tổ chức thi: Tại một số trường đủ điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của BTC do phòng GD&ĐT đề xuất. Mọi hạng mục vật tư, nhân sự tổ chức thi, bài thi quốc tế sẽ do IIG Việt Nam tài trợ và chuẩn bị đảm bảo theo tiêu chuẩn bài thi quốc tế. |
Đối với cấp Trung học phổ thông a. Vòng loại - Đối tượng: là học sinh đang học tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội có nguyện vọng và nhu cầu tham dự Cuộc thi được đăng ký dự thi thông qua đơn vị trường học. - Thời gian tổ chức: Từ ngày 17/02/2025 - 10/03/2025 (các trường chủ động lựa chọn thời điểm phù hợp trong khoảng thời gian này). - Cách thức tổ chức: + BTC hỗ trợ miễn phí mỗi trường 90 bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix MOS (30 bài thi cho mỗi môn MOS Word/Excel/PowerPoint phiên bản Office 2019) thi trực tuyến trên máy tính. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: dưới dạng Multi-Project về nội dung MOS Word, MOS Excel và MOS PowerPoint phiên bản. + Về cấu trúc bài thi: Có 7 project với tổng 35 task. Mỗi project sẽ tưởng ứng với 1 file với nhiều các task tương ứng lần lượt xuất hiện. + Địa điểm tổ chức thi: trực tiếp tại phòng máy của các nhà trường. + IIG Việt Nam có nhân sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến đại diện các trường cài đặt và sử dụng các bài thi thử Tin học quốc tế Gmetrix. *Lưu ý: Hướng dẫn chi tiết cách thức tổ chức thi Vòng loại và hướng dẫn cài đặt, sử dụng Gmetrix được cung cấp trong Phụ lục đính kèm. - Kết quả vòng loại: Mỗi trường lựa chọn tối đa 09 thí sinh xuất sắc nhất (tối đa 3 thi sinh mỗi môn thi MOS Word/Excel/PowerPoint). b. Vòng chung khảo: - Đối tượng: là các thí sinh đã tham gia Vòng loại và được đăng ký dự thi theo quy định của BTC cuộc thi. - Thời hạn đăng ký: Trước ngày 20/03/2025, các trường THPT tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng chung khảo theo biểu mẫu BM03 gửi tới Ban tổ chức qua email [email protected]. - Thời gian tổ chức thi: ngày 13/4/2025, - Cách thức tổ chức thi: bài thi Tin học quốc tế MOS Word/Excel/ PowerPoint phiên bản Office 2019, thi trực tuyến trên máy tính có kết nối internet. + Ngôn ngữ: tiếng Việt. + Nội dung bài thi: dưới dạng Multi-Project về nội dung MOS Word, MOS Excel và MOS PowerPoint phiên bản 2019. + Về cấu trúc bài thì: Có 7 project với tổng 35 task. Mỗi project sẽ tưởng ứng với 1 file với nhiều các task tương ứng lần lượt xuất hiện. + Địa điểm tổ chức thi: Tại một số trường đủ điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của BTC. Mọi hạng mục vật tư, nhân sự tổ chức thi, bài thi quốc tế sẽ do IIG Việt Nam tài trợ và chuẩn bị đảm bảo theo tiêu chuẩn bài thi quốc tế. |
Xem thêm Thể lệ cuộc thi Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm học 2024-2025..Tải về
Thể lệ cuộc thi Hội thi Tin học trẻ thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Tin học cấp tiểu học có mục tiêu như thế nào là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nêu rõ mục tiêu cấp tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông môn tin học như sau:
- Chương trình học môn Tin học ở cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn Tin học ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là:
- Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sử dụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thông qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình trực quan.
- Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng, đoạn hoạt hình vui,...
- Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phòng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.
Quan điểm xây dựng Chương trình môn Tin học là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn tin học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT cụ thể hoá các quan điểm của Chương trình tổng thể, Chương trình môn Tin học chú trọng 04 quan điểm xây dựng bao gồm:
(1) Tính kế thừa và phát triển
- Kế thừa chương trình môn Tin học hiện hành
Chương trình môn Tin học kế thừa và phát triển những ưu điểm cơ bản của chương trình hiện hành là tính hệ thống và tính khoa học, đồng thời tránh thiên về lí thuyết trong một số nội dung và sự trùng lặp giữa các cấp học, gây quá tải.
- Khai thác chương trình môn Tin học phổ thông của các nước tiên tiến
Trong bối cảnh nhiều nước coi trọng phát triển chương trình giáo dục tin học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình môn Tin học khai thác, chọn lọc vận dụng chương trình môn Tin học của các nước tiên tiến nhằm hội nhập, hướng tới trình độ quốc tế.
(2) Tính khoa học, hiện đại và sư phạm
Chương trình môn Tin học chọn lọc các nội dung cơ bản, phổ thông và hiện đại của ba mạch kiến thức DL, ICT,CS, đồng thời quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, pháp luật, văn hoá và ảnh hưởng của tin học đến xã hội, bảo đảm nguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người” và coi trọng tính nhân văn trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới số.
Chương trình được thiết kế với các nguyên tắc sư phạm: bảo đảm tính vừa sức, phát triển mạch kiến thức vừa theo đường thẳng vừa đồng tâm, xây dựng hệ thống khái niệm cốt lõi.
Chương trình chọn lọc nội dung và yêu cầu phù hợp lứa tuổi, xen kẽ những nội dung lí thuyết với thực hành, trừu tượng với trực quan.
Các chủ đề lớn xuyên suốt các cấp học với yêu cầu cần đạt nâng cao dần. Các khái niệm cốt lõi được bắt đầu hình thành ở cấp tiểu học và được phát triển hoàn chỉnh dần ở các cấp học cao hơn.
(3) Tính thiết thực
- Phục vụ định hướng nghề nghiệp
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có nhiều ngành nghề và việc làm mới xuất hiện đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tin học chuyên sâu, Chương trình môn Tin học thể hiện khả năng kết nối và lan toả sâu rộng của tin học đến tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống, xác lập cho các đối tượng học sinh khác nhau một phổ rộng các ngành nghề chuyên sâu và các ngành nghề ứng dụng tin học.
- Thực hiện giáo dục STEM
Định hướng giáo dục STEM đang được triển khai như một hướng đi quan trọng trong giáo dục và đào tạo tại nhiều nước trên thế giới.
Với tư cách là công nghệ nền tảng, hội tụ đủ tất cả bốn yếu tố giáo dục STEM (Khoa học (S), Công nghệ (T), Kĩ thuật (E) và Toán học (M)), môn Tin học có vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM, phát huy sáng tạo của học sinh nhằm tạo ra sản phẩm số có hàm lượng ICT cao.
Chương trình môn Tin học khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm học tập để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn.
(4) Tính mở
- Nội dung chương trình mở
Chương trình môn Tin học có các chủ đề bắt buộc, đồng thời có các chủ đề lựa chọn. Các chủ đề nội dung không phụ thuộc vào thiết bị phần cứng và phần mềm cụ thể, không phân biệt phần mềm và học liệu mở hay đóng, tạo thuận lợi cho việc vận dụng phù hợp với khả năng các địa phương và các đối tượng học sinh khác nhau.
Do đặc thù riêng, Chương trình môn Tin học cần được cập nhật và điều chỉnh theo định kì ngắn hạn theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm bảo đảm tính hiện đại và thời sự, đáp ứng sự phát triển rất nhanh của công nghệ kĩ thuật số, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
- Hình thức giáo dục đa dạng
Chương trình môn Tin học chọn lọc các chủ đề thiết thực và hấp dẫn, tạo điều kiện cho học sinh học tập và ứng dụng tin học không chỉ trong phạm vi môn Tin học mà cả trong các môn học khác, không chỉ trong khuôn viên nhà trường mà ở cả các môi trường ngoài khuôn viên trường học (ở nhà, qua mạng máy tính, trong câu lạc bộ và trong thực tế).