Thẻ học sinh có thời hạn bao lâu? Thẻ học sinh khi nào hết hạn?

Thời hạn của thẻ học sinh là bao lâu? Thẻ học sinh hết hạn khi nào? Nhóm học sinh được hỗ trợ chi phí học tập gồm những ai?

Thẻ học sinh có thời hạn bao lâu? Thẻ học sinh khi nào hết hạn?

Thời hạn sử dụng của thẻ học sinh thường được quy định theo từng trường học và từng cấp học. Tuy nhiên, nhìn chung, thẻ học sinh sẽ có giá trị trong khoảng thời gian học của năm học đó.

Để biết chính xác thời hạn của thẻ học sinh có thể tìm thông tin tại các nguồn sau:

- Tham khảo thông tin trên thẻ: Nhiều trường hợp, thời hạn sử dụng sẽ được in trực tiếp trên thẻ.

- Hỏi giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ lớp để có thông tin chính xác nhất về thời hạn sử dụng thẻ của trường.

- Kiểm tra thông báo của nhà trường: Nhà trường thường xuyên thông báo về các quy định liên quan đến thẻ học sinh qua các buổi họp phụ huynh, bảng tin hoặc các kênh thông tin khác.

Bên cạnh đó, nếu trường sử dụng thẻ học sinh điện tử, thông tin về thời hạn có thể được cập nhật trực tuyến trên hệ thống của trường.

Một số trường hợp thẻ học sinh hết hạn:

- Chuyển trường: Khi chuyển trường, học sinh sẽ được cấp thẻ học sinh mới tại trường mới.

- Thẻ hết hạn theo quy định của nhà trường.

Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo.

Mỗi trường có quy định khác nhau, có thể có một số trường quy định thời hạn sử dụng thẻ học sinh khác so với thông tin chung trên.

Thẻ học sinh có thời hạn bao lâu? Thẻ học sinh khi nào hết hạn?

Thẻ học sinh có thời hạn bao lâu? Thẻ học sinh khi nào hết hạn? (Hình từ Internet)

Nhóm học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì nhóm học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập như sau:

- Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học viên) học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ học sinh (hoặc học sinh) trung học phổ thông, học viên học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp không quá 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; lần 2 chi trả 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4;

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo;

- Kho bạc Nhà nước căn cứ: Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền (trong đó ghi rõ dự toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập); chứng từ chuyển tiền; thực hiện tạm ứng cho Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền).

Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cơ sở giáo dục (trường hợp được ủy quyền) chịu trách nhiệm chi trả cho đúng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập; sau khi chi trả thực hiện thanh toán tạm ứng với Kho bạc Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước căn cứ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Bảng kê chứng từ tạm ứng/thanh toán để thanh toán tạm ứng cho đơn vị.

Thẻ học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ học sinh là gì? Học sinh được cấp thẻ mà làm mất liệu có bị kỷ luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ học sinh có thời hạn bao lâu? Thẻ học sinh khi nào hết hạn?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;