Thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm những ai?

Có những thành phần nào trong hội đồng trường THCS công lập?

Hội đồng trường công lập có nằm trong cơ cấu của trường THCS hay không?

Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định cơ cấu của trường trung học cơ sở cụ thể như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường trung học
Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Như vậy, trong cơ cấu tổ chức trường trung học cơ sở có bao gồm hội đồng trường.

Thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
a) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
b) Thành phần của hội đồng trường công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.
Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.
Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường công lập: Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
d) Hoạt động của hội đồng trường tiểu học công lập
Hội đồng trường họp thường kì ít nhất ba lần trong một năm. Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Chủ tịch hội đồng trường có thể mời đại diện chính quyền và đoàn thể địa phương tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.
...

Như vậy, thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.

Thành phần của hội đồng trường công lập gồm những ai?

Thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm những ai? (Hình từ Internet)

Hội đồng trường THCS công lập có nhiệm kỳ bao lâu?

Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
...
e) Thủ tục thành lập hội đồng trường tiểu học công lập
Căn cứ vào quy định về thành phần của hội đồng trường tại mục b, khoản 1, Điều 10 của Thông tư này, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường. Chủ tịch hội đồng trường là thành viên trong nhà trường và do các thành viên của hội đồng bầu; phó chủ tịch và thư kí hội đồng do chủ tịch hội đồng chỉ định. Nhiệm kì của hội đồng trường là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Như vậy, đối chiếu quy định thì hội đồng trường THCS công lập có nhiệm kỳ là 05 năm, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Trường THCS
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường THCS có phải là người chịu trách nhiệm chất lượng giáo dục của nhà trường hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung học phí trường THCS và các đối tượng miễn học phí năm 2024 trở đi sẽ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành phần của hội đồng trường THCS công lập gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển trường THCS khác tỉnh mới nhất là mẫu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường THCS phải đáp ứng những điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đặt tên trường THCS như thế nào cho đúng quy định pháp luật? Nguyên tắc đặt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường THCS có nhiệm kỳ mấy năm? Có phải tự mình tuyển giáo viên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của trường trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết về các tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường THCS tối thiểu phải đạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí về giáo viên để trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức 1 như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1462

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;