Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Điều kiện cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gì?

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Điều kiện cho phép là như thế nào?

Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:

Thủ tục thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
2. Hồ sơ:
a) Thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập, hồ sơ gồm:
Báo cáo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập;
Văn bản đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập;
b) Cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục (theo Mẫu số 08 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Bản sao các văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm cơ sở giáo dục mầm non độc lập;
Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm thành lập.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục.

Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Điều kiện cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gì?

Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Điều kiện cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2024/NĐ-CP như sau:

- Có địa điểm, cơ sở vật chất tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có kế hoạch giáo dục, tài liệu, học liệu đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động bảo đảm về số lượng, đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

- Quy mô của nhóm, lớp trong cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Nghị định 125/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập
1. Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
3. Hồ sơ:
a) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Minh chứng về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
b) Cơ sở giáo dục mầm non độc lập bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định này);
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
4. Trình tự thực hiện:

Và căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:

Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
...
2. Nhà trường bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
3. Quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường phải xác định rõ lý do, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học, người lao động trong nhà trường và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.\

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì lớp mẫu giáo độc lập tư thục bị giải thể trong trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;

- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

- Không bảo đảm chất lượng giáo dục;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

Trường mẫu giáo
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục? Điều kiện cho phép thành lập lớp mẫu giáo độc lập tư thục là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường mẫu giáo có nhận trẻ từ 2 tuổi không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp trường mẫu giáo bị đình chỉ?
Tác giả:
Lượt xem: 46
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;