Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Yêu cầu về trình bày tên sách giáo khoa được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử như sau:
Yêu cầu
...
4.1.1.2 Tên sách
Trình bày theo thứ tự các thông tin sau đây:
- Sách giáo khoa;
- Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
- Số thứ tự tập (nếu có).
Như vậy, đối chiếu quy chuẩn trên thì tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự sau:
(1) Sách giáo khoa;
(2) Tên môn học hoặc hoạt động giáo dục;
(3) Tên lớp học hoặc cấp học (nếu có);
(4) Số thứ tự tập (nếu có).
Tên sách giáo khoa được trình bày theo thứ tự như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu Hội đồng thẩm định sách giáo khoa như thế nào?
* Lưu ý: Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).
Căn cứ theo Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa như sau:
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa
1. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 (bảy) người.
3. Nhiệm vụ của Hội đồng
a) Thẩm định sách giáo khoa của một môn học, hoạt động giáo dục của các lớp trong một cấp học theo từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư này;
b) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa.
4. Cơ cấu Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
5. Hội đồng và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
Như vậy, cơ cấu Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và ủy viên Hội đồng như sau:
* Chủ tịch Hội đồng
[**] Về trách nhiệm và quyền hạn
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của Hội đồng;
- Chịu trách nhiệm liên hệ công tác với đơn vị tổ chức thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT);
- Lập và thực hiện kế hoạch làm việc của Hội đồng theo tiến độ quy định; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
- Điều hành các cuộc họp của Hội đồng; chủ trì thông qua biên bản làm việc sau mỗi phiên họp của Hội đồng;
- Báo cáo và phối hợp với đơn vị tổ chức thẩm định để xử lý các trường hợp phát sinh tình huống bất thường trong quá trình thẩm định;
- Kiến nghị bổ sung, thay đổi thành viên của Hội đồng (nếu cần);
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng một số công việc cụ thể. Nội dung ủy quyền được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ làm việc của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Phó Chủ tịch Hội đồng
- Chịu trách nhiệm về các công việc do Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị nội dung, chương trình làm việc và tổ chức các phiên họp của Hội đồng;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Thư ký Hội đồng
- Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị tài liệu làm việc của các phiên họp Hội đồng;
- Lập biên bản, báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị trong các phiên họp của Hội đồng; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, trung thực về nội dung biên bản các cuộc họp của Hội đồng;
- Sau khi Hội đồng có báo cáo kết luận, tập hợp và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho đơn vị tổ chức thẩm định;
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.
* Ủy viên Hội đồng:
- Thực hiện nhiệm vụ thẩm định sách giáo khoa quy định tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) và các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng;
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng; trường hợp không tham gia cuộc họp của Hội đồng thì phải xin phép Chủ tịch Hội đồng bằng văn bản;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về các ý kiến nhận xét, đánh giá trong quá trình thẩm định sách giáo khoa;
- Được quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan để phục vụ công tác thẩm định; bảo lưu các ý kiến cá nhân; gửi các ý kiến cá nhân cho đơn vị tổ chức thẩm định bằng văn bản.










- Thi tốt nghiệp THPT 2025 môn trắc nghiệm thí sinh có được nộp bài trước khi hết giờ làm bài hay không?
- Trẻ ở trường mầm non công lập vùng khó khăn phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mới được hỗ trợ ăn trưa?
- Https hsa edu vn thi HSA 2025?
- Giáo viên dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp một phải am hiểu văn hóa địa phương?
- 8+ viết đoạn văn về tấm gương người tốt việc tốt ngắn gọn? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì trong trường học?
- Top 10 đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc về một nhân vật trong văn học ngắn gọn, cảm xúc?
- 4+ Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách kết thúc truyện Lão Hạc ngắn gọn, hay nhất?
- Top 3 bài văn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với đất nước lớp 9?
- 3+ bài văn nghị luận về tình yêu thương trong cuộc sống lớp 8? Trường trung học cơ sở có bao nhiêu phòng học bộ môn?
- Lời bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim? Hợp âm bài hát Đầu Tư Cho Trái Tim?