Tăng lương cơ sở lên 2,34 thì lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được nhận sẽ là bao nhiêu?

Lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được nhận sẽ là bao nhiêu khi tăng lương cơ sở lên 2,34?

Mã số của giáo viên trung học phổ thông hạng 3 là gì?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
Chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông bao gồm:
1. Giáo viên trung học phổ thông hạng III - Mã số V.07.05.15.
2. Giáo viên trung học phổ thông hạng II - Mã số V.07.05.14.
3. Giáo viên trung học phổ thông hạng I - Mã số V.07.05.13
Điều 2a. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông.
2. Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh.
3. Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
4. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.

Như vậy, viên chức giữ chức danh giáo viên trung học phổ thông hạng 3 có mã số là: V.07.05.15.

Tăng lương cơ sở lên 2,34 thì lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được nhận sẽ là bao nhiêu?

Tăng lương cơ sở lên 2,34 thì lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được nhận sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tăng lương cơ sở lên 2,34 thì lương giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được nhận sẽ là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
...

Theo quy định trên, giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, tiền lương của cán bộ công chức viên chức được tính như sau:

Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Đồng thời, theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Cụ thể khi thực hiện tăng lương cơ sở lên 2.340.000 đồng/tháng thì cách tính tiền lương giáo viên như sau:

Tiền lương = 2.340.000 đồng x Hệ số lương

Như vậy, giáo viên trung học phổ thông hạng 3 hiện nay có thể nhận mức lương từ khi tăng lương cơ sở lên 2,34 là: 5.475.600 đồng/tháng đến 11.653.200 đồng/tháng.

Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.

Có bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên trung học phổ thông hạng 3 khi tăng lương cơ sở không?

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề nói chung trong đó có phụ cấp thâm niên giáo viên (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Tuy nhiên, theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 có nêu rõ về chính sách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức như sau:

(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.

(2) Thực hiện chế độ tiền thưởng từ ngày 01/7/2024 (quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản).

Quy định chế độ tiền thưởng gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của người hưởng lương, kịp thời động viên, khích lệ, tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tránh trùng lặp với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022.

(3) Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(4) Quy định và hướng dẫn rõ 5 nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương, gồm:

- Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang.

- Từ nguồn ngân sách trung ương.

- Từ một phần nguồn thu sự nghiệp.

- Từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên.

- Từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.

(5) Hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập: Quy định và hướng dẫn rõ 4 nội dung, gồm:

- Thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức để trả lương, thưởng và kết quả thực thi nhiệm vụ.

- Thẩm quyền của người đứng đầu được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và được quyết định mức chi trả thu nhập gắn với nhiệm vụ được giao.

- Mở rộng áp dụng thí điểm tiền lương tăng thêm đối với một số địa phương khi đủ điều kiện theo chủ trương tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

- Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập phù hợp với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.

(6) Thực hiện tiền lương và thu nhập của các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù

(7) Về sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp: Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu và quyết định việc sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang, chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành, nhất là phụ cấp theo nghề mà trong quá trình thực hiện có phát sinh bất hợp lý

Đồng thời việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn

Như vậy, sẽ tạm hoãn thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đồng thời nội dung thực hiện các chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 không đề cập đến việc bỏ phụ cấp thâm niên nghề.

Do đó, từ ngày 1/7/2024 giáo viên trung học phổ thông hạng 3 vẫn có phụ cấp thâm niên nghề.

Lương giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương từ ngày 01/07/2024 của giáo viên các cấp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào giáo viên được nâng bậc lương trước thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên mầm non hạng 1 từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương mới của giáo viên mầm non hạng 3 sau ngày 1/7/2024 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giáo viên mầm non mới ra trường bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của giáo viên tiểu học hạng 3 là hệ số lương viên chức hạng mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mức lương giáo viên mầm non công lập từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Những khoản tiền bị trừ thẳng vào lương giáo viên?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 69

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;