Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?

Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh trong những trường hợp nào? Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh là bao nhiêu?

Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?

Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định về việc thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế cụ thể như sau:

Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh trong trường hợp học sinh đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.

Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?

Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
...
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
...

Căn cứ Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
...
c) Hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng quy định tại khoản 1 Điều này thì được hưởng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hỗ trợ cao nhất.
...

Vậy, mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh là 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác.

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Đồng thời, học sinh là đối tượng được hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng bảo hiểm y tế.

Số tiền BHYT phải đóng hằng năm = 4.5% x 2.340.000 x 12 x nhiều nhất 70%

Như vậy, số tiền đóng bảo hiểm y tế của học sinh trong 1 năm (12 tháng) nhiều nhất là 884.520 đồng.

Phương thức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định phương thức đóng BHYT đối với học sinh như sau:

- Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, học sinh hoặc cha, mẹ, người giám hộ của học sinh, sinh viên có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế phần thuộc trách nhiệm đóng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc bộ, cơ quan trung ương thì do ngân sách trung ương hỗ trợ.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, gửi Bộ Tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

+ Học sinh đang theo học tại cơ sở giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác thì ngân sách địa phương, bao gồm cả phần ngân sách trung ương hỗ trợ (nếu có), nơi cơ sở giáo dục đó đặt trụ sở hỗ trợ, không phân biệt hộ khẩu thường trú của học sinh, sinh viên.

Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu của học sinh và số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 9 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Bảo hiểm y tế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế của học sinh khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên năm cuối tham gia bảo hiểm y tế bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng bảo hiểm y tế của giáo viên là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế học sinh trong bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế không? Khi đi khám bệnh cần những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh lớp 1 bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua bảo hiểm y tế cho học sinh ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế học sinh có thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm y tế học sinh năm học 2024 2025 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh có được tham gia bảo hiểm y tế?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;