Tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại nào?

Các thể loại tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là gì?

Tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại nào?

Căn cứ tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:

NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Nội dung khái quát
1.3. Ngữ liệu
...
b) Tác phẩm bắt buộc
- Nam quốc sơn hà (Thời Lý)
- Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
- Truyện Kiều của Nguyễn Du
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
- Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
c) Tác phẩm bắt buộc lựa chọn
- Văn học dân gian Việt Nam
+ Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
+ Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)
+ Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam
+ Chọn ít nhất 1 kịch bản chèo hoặc tuồng
- Văn học viết Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau:
+ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
+ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
+ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ Nôm của Nguyễn Khuyến
+ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
+ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
+ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
+ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
+ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
+ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
+ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
+ Kịch của Lưu Quang Vũ
- Văn học nước ngoài, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc, Ấn Độ.

Theo đó, tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại sau:

- Truyện dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười

- Ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu, tình cảm gia đình; con người và xã hội (trữ tình hoặc trào phúng)

- Sử thi Việt Nam

- Truyện thơ của các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Kịch bản chèo hoặc tuồng

Xem Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải

Tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại nào?

Tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chí lựa chọn tác phẩm văn học dân gian theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ra sao?

Theo tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định tác phẩm văn học dân gian là một trong các dạng "ngữ liệu", theo đó, tiêu chí lựa chọn ngữ liệu nói chung và tác phẩm văn học dân gian nói riêng như sau:

Trong môn Ngữ văn, ngữ liệu là một bộ phận cấu thành của nội dung giáo dục, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực được nêu trong chương trình.

Chương trình chỉ nêu định hướng về các kiểu văn bản và thể loại được dạy ở từng lớp; riêng ở cấp tiểu học có quy định độ dài của văn bản.

Để đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, ngữ liệu được lựa chọn bảo đảm các tiêu chí sau:

- Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình.

- Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh ở từng lớp học, cấp học.

Từ ngữ dùng làm ngữ liệu dạy tiếng ở cấp tiểu học được chọn lọc trong phạm vi vốn từ văn hoá, có ý nghĩa tích cực, bảo đảm mục tiêu giáo dục phẩm chất, giáo dục ngôn ngữ, giáo dục thẩm mĩ và phù hợp với tâm lí học sinh.

- Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu về kiểu văn bản và thể loại, chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ.

- Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có tính nhân văn, giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, tình yêu chân thiện mĩ, tình yêu thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của nhân loại.

Chương trình có định hướng mở về ngữ liệu.

Tuy vậy, để bảo đảm nội dung giáo dục cốt lõi, thống nhất trên cả nước, bên cạnh những văn bản gợi ý tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn, chương trình quy định một số văn bản bắt buộc và văn bản bắt buộc lựa chọn.

Truyện cô bé quàng khăn đỏ có phải tác phẩm văn học dân gian gợi ý lựa chọn ở các lớp 1, 2, 3 không?

Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định:

Danh mục văn bản (ngữ liệu) gợi ý lựa chọn ở các lớp
...
LỚP 1, LỚP 2 VÀ LỚP 3
Truyện, văn xuôi
- Ba cô gái (Truyện cổ Tatar)
- Bác Hồ kính yêu (Nhiều tác giả)
- Bà cháu (Trần Hoài Dương)
- Biển đẹp (Vũ Tú Nam)
- Bông hoa cúc trắng (Truyện cổ Nhật Bản)
- Con rắn vuông (Truyện cười Việt Nam)
- Con chuột huênh hoang (Tiếng Việt 1, tập hai)
- Con quạ thông minh (J. La Fontaine)
- Con cò thông minh (Truyện cổ Khmer)
- Chú lính chì dũng cảm (H. Andersen)
- Cô bé quàng khăn đỏ (Truyện cổ Grim)
- Há miệng chờ sung (Truyện cười Việt Nam)
...

Theo đó, truyện Cô bé quàng khăn đỏ là tác phẩm văn học dân gian thuộc thể loại cổ tích và là tác phẩm gợi ý lựa chọn ở các lớp 1, 2, 3.

Tác phẩm văn học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm văn học dân gian bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông thuộc những thể loại nào?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;