Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn lớp 7? Giáo viên môn Ngữ văn lớp 7 có trách nhiệm tính điểm trung bình môn không?
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn lớp 7?
Học sinh có thể tham khảo mẫu soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn dưới đây:
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa 1. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “những kỉ niệm của tuổi thơ”): Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng gà trưa - Phần 2 (tiếp theo đến “cho cháu được vui sướng”): Phân tích khổ thơ thứ hai của bài thơ Tiếng gà trưa - Phần 3 (tiếp đến “vô bờ bến của bà”): Điểm độc đáo của 6 dòng thơ - Phần 4 (còn lại): Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng 2. Thể loại Văn bản nghị luận 3. Tóm tắt Bài văn phân tích vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, là bài thơ kể về một anh bộ đội dừng chân bên xóm nhỏ và nghe thấy tiếng gà trưa. Tiếng gà khơi gợi những ký ức tuổi thơ với hình ảnh bà chăm sóc đàn gà, ổ trứng hồng và những tình cảm yêu thương vô bờ. Từ những kỷ niệm giản dị ấy, tác giả khéo léo gắn kết với lý tưởng chiến đấu của người lính, thể hiện tình yêu quê hương, tổ quốc và lòng biết ơn với người bà. 4. Giá trị nghệ thuật - Hình ảnh thơ mộc mạc: Hình ảnh ổ rơm, con gà, tiếng gáy, người bà giản dị nhưng sống động, thân thương. - Biện pháp tu từ: + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe → thấy) tạo chiều sâu cảm xúc. + Điệp từ “nghe”, “vì” nhấn mạnh cảm xúc và ý chí. + So sánh: “Lông óng như màu nắng” làm tăng sức gợi hình. - Nhịp điệu: Linh hoạt, lúc nhẹ nhàng chậm rãi, lúc mạnh mẽ quyết liệt. 5. Phân tích tác phẩm 5.1. Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì? Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích tuần tự từ khổ thơ đầu cho tới khổ thơ cuối. Trong mỗi khổ, người viết đã dẫn ra những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu để cho thấy vẻ đẹp của bài thơ. 5.2. Nêu một ví dụ đặc sắc về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa? Ví dụ đặc sắc về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa: Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng: "Này con gà mái mơ Này con gà mái vàng" Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ. - Trong đoạn văn bản trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi ... để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước ... trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng,... là bằng chứng. --> Trong đoạn văn bản trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi ... để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước ... trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng,... là bằng chứng. |
Lưu ý: mẫu soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa chỉ mang tính tham khảo.
Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa ngắn gọn lớp 7? (Hình từ Internet)
Giáo viên môn Ngữ văn lớp 7 có trách nhiệm tính điểm trung bình môn không?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của giáo viên môn học
1. Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
2. Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
...
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT thì đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Như vậy, môn Ngũ văn là môn được đánh giá theo hình thức là đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số
Từ những quy định trên, có thể thấy giáo viên môn Ngữ văn có trách nhiệm tính điểm trung bình môn.
Giáo viên môn Ngữ văn lớp 7 dựa trên căn cứ nào để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh?
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh như sau:
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, giáo viên môn Ngữ văn lớp 7 căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông để nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?