Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất? Học sinh lớp 7 có được gian lận trong học tập không?
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất?
Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là tác phẩm thuộc chương trình giáo dục môn Ngữ văn lớp 7.
Học sinh có thể tham khảo mẫu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta dưới đây:
Mẫu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 1. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. 2. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại văn nghị luận xã hội 3. Bố cục: Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước. Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước. Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta. 4. Nội dung chính: Văn bản ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, thể hiện qua các cuộc kháng chiến vĩ đại và biểu hiện qua mọi tầng lớp nhân dân trong công cuộc kháng chiến hiện tại. Đồng thời, văn bản nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước. 5. Nghệ thuật của văn bản: - Sử dụng các biện pháp tu từ: + Sử dụng biện pháp so sánh: So sánh lòng yêu nước như “các thứ của quý” giúp tạo sự gần gũi và tôn vinh giá trị của lòng yêu nước; + Sử dụng hình ảnh “các thứ của quý”: Ẩn dụ so sánh lòng yêu nước như vật quý giá giúp người đọc hình dung được sự cao quý của tình yêu nước. + Sử dụng biện pháp liệt kê: Liệt kê nhiều tầng lớp nhân dân tham gia vào kháng chiến, tạo nên tính cụ thể và bao quát trong diễn đạt. - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng - Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo thứ tự thời gian.Nhưng các dẫn chứng yêu nước thời nay được sắp xếp theo các bình diện. 6. Ý nghĩa Văn bản có ý nghĩa giáo dục, khơi dậy và cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc. Qua đó, người đọc thêm tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, đồng thời có ý thức trách nhiệm để gìn giữ và phát huy truyền thống yêu nước quý báu này. |
Lưu ý: nội dung mẫu soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta chỉ mang tính tham khảo.
Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn nhất? Học sinh lớp 7 có được gian lận trong học tập không? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 7 có được gian lận trong học tập không?
Căn cứ khoản 2 Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:
Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì học sinh lớp 7 không được gian lận trong học tập.
Học sinh lớp 7 gian lận trong học tập bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Theo quy định 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì học sinh lớp 7 bị kỷ luật như sau:
Khen thưởng và kỷ luật
1. Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
a) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
b) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
c) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Các hình thức khen thưởng khác.
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ quy định trên, có thể thấy nếu học sinh lớp 7 gian lận trong học tập thì sẽ được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?