Soạn bài Thương vợ lớp 11 mới nhất? Nội dung kiến thức văn học Ngữ văn lớp 11 có gì?
Soạn bài Thương vợ lớp 11 mới nhất?
Hướng dẫn soạn bài Thương vợ lớp 11 I. Tác giả, tác phẩm Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương sinh năm 1870 mất năm 1907 quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Bài thơ Thương vợ có bố cục 2 phần: - Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ - Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả đối với vợ II. Soạn bài Thương vợ Câu 1: Cảm nhận về hình ảnh Bà Tú qua bốn câu đầu Hai câu đầu kể về công việc làm ăn và gánh nặng mà bà Tú phải đảm đang, hình ảnh bà Tú gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn: - Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác. - Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định. Hai câu thơ sau miêu tả cảnh làm ăn vất vả của bà Tú, gợi lên sự vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú - Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. - Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Biện pháp đối: khi quãng vắng >< buổi đò đông. - Eo sèo: Gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. Tóm lại, bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương. Câu 2: Phân tích các câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú Đức tính đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con thể hiện ở câu "Nuôi đủ năm con với một chồng". Trong câu thơ hiện lên hình ảnh bà Tú là người gánh vác gia đình. Ông Tú tự ví mình như một "người con" của bà Tú, một người chồng "ăn lương vợ". Đức tính hi sinh thể hiện ở câu "Năm nắng mười mưa dám quản công". Tú Xương sử dụng thành ngữ “năm nắng mười mưa” chỉ sự gian lao, vất vả để làm nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú. Câu 3: Lời chửi hai câu cuối là của ai, ý nghĩa là gì? Hai câu kết Tú Xương tự chửi mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng chửi của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự. Tuy nhiên, đằng sau tiếng chửi là cả một tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ. Câu 4: Nỗi lòng thương vợ được thể hiện như thế nào? - Tựa đề Thương vợ: bày tỏ trực tiếp nỗi lòng mình với vợ - Tiếng chửi: tác giả một mặt tự trách mình, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng thương vợ chân thành và sâu nặng của nhà thơ - Bài thơ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ. Trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn. |
Lưu ý: Nội dung hướng dẫn soạn bài Thương vợ chỉ mang tính chất tham khảo!
Soạn bài Thương vợ lớp 11 mới nhất? Nội dung kiến thức văn học Ngữ văn lớp 11 có gì? (Hình từ Internet)
Nội dung kiến thức văn học Ngữ văn lớp 11 có gì?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung kiến thức văn học Ngữ văn lớp 11 như sau:
1.1. Chủ thể sáng tạo, thái độ và tư tưởng của tác giả trong văn bản
1.2. Văn bản có nhiều chủ đề, chủ đề chính và chủ đề phụ; các chủ đề mang đặc trưng văn hoá dân tộc (tính dân tộc) và các chủ đề mang tính phổ biến trên thế giới (tính nhân loại)
1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ văn học và tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học
2.1. Đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm, truyện ngắn hiện đại, bi kịch, kí
- Một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả ngôn ngữ,…
- Truyện ngắn hiện đại: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn và sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…
- Bi kịch: xung đột, hành động, lời thoại, nhân vật, cốt truyện, hiệu ứng thanh lọc,…
- Sự kết hợp hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí
- Tuỳ bút hoặc tản văn: cái tôi trữ tình, kết cấu, ngôn ngữ,…
2.2. Xung đột (mâu thuẫn) bên trong và xung đột bên ngoài
2.3. Ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ
2.4. Vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trên văn bản
3.1. Cách so sánh hai văn bản văn học viết về cùng một đề tài
3.2. Những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Du giúp cho việc đọc hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của ông
3.3. Quan điểm của người viết và quan điểm của người đọc
Thời lượng môn Ngữ văn lớp 11 bao nhiêu tiết?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thời lượng thực hiện chương trình ở các lớp (theo số tiết học)
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
420 | 350 | 245 | 245 | 245 | 140 | 140 | 140 | 140 | 105 | 105 | 105 |
Ở cấp trung học phổ thông, mỗi lớp có thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.
Như vậy, thời lượng của môn Ngữ văn lớp 11 là 105 tiết và thêm 35 tiết cho các chuyên đề học tập lựa chọn.
- Ý nghĩa của bài đọc Nhím nâu kết bạn? Chương trình giáo dục môn Tiếng Việt học sinh lớp 2 góp phần xây dựng mục tiêu chung ra sao?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ nhân tạo? Học sinh lớp mấy bước đầu viết bài văn nghị luận xã hội?
- Mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu của giáo viên năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu bản cam kết?
- Mẫu phân tích bài thơ Nam quốc sơn hà ngắn gọn lớp 8? Chương trình giáo dục phổ thông gồm những giai đoạn giáo dục nào?
- Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết? Học sinh lớp 11 được học bao nhiêu chuyên đề trong môn Lịch sử?
- Từ 20/11/2024, trường mẫu giáo không triển khai hoạt động giáo dục trong bao lâu thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục?
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?