Soạn bài Thu điếu lớp 8? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm?

Hướng dẫn học sinh lớp 8 soạn bài Thu điếu? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm đúng không?

Soạn bài Thu điếu lớp 8?

Hướng dẫn soạn bài Thu điếu

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khuyến sinh năm 1835 mất năm 1909 tên hiệu là Quế Sơn, ông sinh tại xã Hoàng Xá (nay thuộc Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong một nhà nho nghèo.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Trong đó, chùm thơ về mùa thu của ông là đặc sắc nhất, bao gồm: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.

2. Tác phẩm

- Bài thơ Thu Điếu được viết bằng chữ Nôm nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

- Giá trị nội dung: Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của khung cảnh làng quê vào mùa thu, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc.

II. Soạn bài Thu Điếu

Câu 1. Chỉ ra đặc điểm về bố cục, niêm và luật bằng trắc

- Bố cục của bài thơ gồm 4 phần: Đề, thực, luận kết.

- Niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

Câu 2: Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Thu điếu. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Nhan đề Thu điếu có nghĩa là câu cá vào mùa thu nhưng mục đích không ở việc kiếm cá ăn; câu cá chỉ là cái cớ để tiêu sầu và cảm nhận hương sắc mùa thu.

Tác giả mượn việc câu cá để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên của bức tranh mùa thu ở làng quê.

Nhan đề có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề: Không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ.

Câu 3: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét?

Bức tranh thiên nhiên được tái hiện ở những khoảng không gian: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tầng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc).

Trình tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

Câu 4: Phân tích các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

- Ao thu: lạnh lẽo, trong veo – gợi tiết trời se lạnh, mặt nước phẳng lặng, làn nước trong suốt, như có thể nhìn thấu đáy;

- Thuyền câu: bé tẻo teo – từ láy tượng hình, nhấn mạnh sự bé nhỏ của con thuyền chỉ như chiếc lá đậu trên mặt ao thu. Không gian của ao thu và hình dáng thuyền câu toát lên nét hài hào, xinh xắn.

- Bầu trời: màu xanh ngắt đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi nền trời cao, rộng và không gian trong trẻo của một ngày thu nắng đẹp; tầng mây lơ lửng tạo hình khối, toát lên vẻ bình yên, thanh tĩnh.

- Chuyển động của các sự vật đều nhẹ, khẽ khàng: sóng lăn tăn “hơi gợn tí” theo làn gió nhẹ; lá “khẽ đưa vèo” – rơi rất nhẹ và rất nhanh; những đám mây lơ lửng như không trôi.

- Âm thanh: tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đâu đó trên mặt ao thu.

Những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: Không khí trong lành, trời thu trong xanh, cảnh vật yên bình, thơ mộng…

Câu 5. Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào?

Hình ảnh con người hiện lên trong tư thế của người ngồi câu cá “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyền câu bé nhỏ trong trạng thái trầm tư.

Em cảm nhận nỗi niềm tâm sự của tác giả: Tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.

Câu 6. Nêu chủ đề của bài thơ.

Bài thơ Thu điếu thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc.

Qua bài thơ em cảm nhận được tâm hồn của tác giả nhạy cảm, tinh tế, chan hòa với thiên nhiên; yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên nơi làng quê.

Lưu ý: Nội dung hướng dẫn soạn bài Thu điếu chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Thu điếu lớp 8? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm?

Soạn bài Thu điếu lớp 8? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm? (Hình từ Internet)

Học sinh lớp 8 phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm đúng không?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Yêu cầu cần đạt ở cấp trung học cơ sở
....
b) Năng lực văn học
Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
Ở lớp 6 và lớp 7: nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
Ở lớp 8 và lớp 9: hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch; nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ). Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.

Như vậy, học sinh lớp 8 cần phải nhận biết được kịch bản truyện thơ Nôm đây là yêu cầu cần đạt trong năng lực văn học cấp trung học cơ sở.

Nội dung kiến thức văn học được học ở lớp 8?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT nội dung kiến thức văn học được học ở lớp 8 bao gồm:

1.1. Tưởng tượng trong tác phẩm văn học

1.2. Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản

1.3. Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu

2.1. Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử

2.2. Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến

2.3. Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng

2.4. Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối

2.5. Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc

2.6. Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch)

2.7. Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp

3.1. Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học

3.2. Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả

Môn Ngữ văn lớp 8
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 4 mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ngắn gọn? Việc quản lý trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận vai trò của thế hệ trẻ với tương lai của đất nước? Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học cơ sở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về thói lười nhác hay than vãn môn Ngữ văn lớp 8? Quy tắc ứng xử của học sinh lớp 8 trong cơ sở giáo dục ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu soạn bài Thuyền trưởng tàu viễn dương? Yêu cầu về viết được bài văn tự sự đối với học sinh lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ từ là gì? Ví dụ của trợ từ trong môn Ngữ văn? Phương pháp giáo dục môn ngữ văn 8 có định hướng chung như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Cái chúc thư? Học sinh lớp 8 phải nhận biết được thơ cách luật và thơ tự do đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về vấn đề tuổi trẻ và tương lai đất nước? Học sinh lớp 8 cần đạt năng lực hiểu được thông điệp của văn bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nghị luận về tác hại của hiệu ứng đám đông mới nhất? Thực hành viết môn Ngữ văn lớp 8 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8? Bài Chiếu dời đô lớp 8 thuộc thể loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thán từ là gì? Ví dụ minh họa về thán từ? Thán từ sẽ có trong nội dung môn Ngữ văn lớp mấy?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 4211
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;