Soạn bài thơ Đường núi môn Ngữ Văn lớp 7? Học sinh lớp 7 sẽ được viết những thể loại văn như thế nào?
Soạn bài thơ Đường núi môn Ngữ Văn lớp 7?
Bài thơ Đường núi là một tác phẩm mà các bạn sẽ được học ở môn Ngữ văn lớp 7. Vì thế việc soạn bài trước khi đến trường là một việc làm cần thiết nhằm giúp cho chúng ta học tập được tốt và hiệu quả hơn.
Các bạn học sinh có thể tham khảo mẫu soạn bài thơ Đường núi dưới đây:
Mẫu soạn bài thơ Đường Núi 1. Thể loại Bài thơ “Đường núi” thuộc thể loại phê bình văn học 2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác -,Trích tác phẩm Thơ hay có lời có 1000 bài, Vân Long tuyển chọn 3. Phương thức biểu đạt Văn bản Bài thơ “Đường núi” có phương thức biểu đạt là Nghị luận 4. Tóm tắt văn bản Bài thơ Đường núi của tác giả Nhà bình thơ đã bày tỏ cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” của Nguyễn Đình Thi: Bài thơ “Đường núi” là tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của tác giả. 5. Giá trị nội dung Qua bài bình thơ, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non của tác giả, được thể hiện bằng cảm xúc trân trọng với bài thơ “Đường núi” 6. Giá trị nghệ thuật - Cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc. - Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ” khiến người đọc phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ. - Ngôn từ bình dị, gần gũi - Lối viết hấp dẫn, thuyết phục - Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm 7. Cảm nhận về bài thơ - Nhà bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình. - Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả đã dành tặng cho tác giả khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”. - Nhà bình thơ đã khẳng định: “Cái tài của tác giả ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”: Thể hiện sự trân trọng cái tài của tác giả sau khi đọc bài thơ “Đường núi”. - Tác giả không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Soạn bài thơ Đường Núi môn Ngữ Văn lớp 7? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 7 sẽ được viết những thể loại văn như thế nào?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Yêu cầu cần đạt ở cấp trung học cơ sở
a) Năng lực ngôn ngữ
Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại; hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.
Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống tinh thần.
Ở lớp 6 và lớp 7: viết được bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Ở lớp 8 và lớp 9: viết được các bài văn tự sự, nghị luận và thuyết minh hoàn chỉnh, theo đúng các bước và có kết hợp các phương thức biểu đạt.
....
Như vậy, học sinh lớp 7 sẽ được các thể loại văn:
- Tự sự
- Miêu tả
- Biểu cảm
- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng.
Những yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết ở môn Ngữ văn lớp 7 là gì?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với thực hành viết lớp 7 như sau:
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.
- Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc).
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ, đúng quy cách.
- Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn bản.
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?