Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 kết nối tri thức 2024?
Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 kết nối tri thức 2024?
Tác phẩm thơ Tây tiến của tác giả Quang Dũng là một trong những nội dung học sinh lớp 12 phải học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn.
Tham khảo Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 kết nối tri thức dưới đây:
Soạn bài Tây tiến 1. Tác giả Quang Dũng Quang Dũng có tên khai sinh là Bùi Đình Diệm, Quê quán ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay thuộc là huyện Đan Phượng, thủ đô Hà Nội).sinh năm 1921 mất 13 tháng 10 năm 1988. Năm 1947, ông được cơ quan cử đi học bổ túc tại Trường trung cấp quân sự tại Sơn Tây. Một thời gian sau, nhà thơ Quang Dũng tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai. 2. Bố cục Tác phẩm Tây tiến được chia làm 4 đoạn: - Đoạn 1 (14 câu thơ đầu): Nói về những cuộc hành quân vất vả của những người chiến sĩ cách mạng và khung cảnh nơi các chiến sĩ hành quân. - Đoạn 2 (8 câu thơ tiếp theo): đây là đoạn thơ nói về những kỷ niệm của những người chiến sĩ cách mạng. - Đoạn 3 (Tiếp đến "khúc độc hành"): đây là đoạn nói về nỗi nhớ đồng đội da diết của tác giả đối với những người chiến sĩ đồng đội của mình. - Đoạn 4: Còn lại là lời thề gắn bó với Tây Tiến. 3. Tóm tắt nội dung tác phẩm Tây tiến Qua bài thơ Tây Tiến tác giả Quang Dũng đã nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩ hào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc. Trong nỗi nhớ da diết của chính tác giả, đoàn quân Tây Tiến đã hiện ra trong những cuộc hành quân gian khổ với thiên nhiên miền Tây thơ mộng, hùng vĩ và dữ dội. 4. Giá trị nội dung Quang Dũng đã khắc họa nên hình ảnh của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng nhưng nó cũng đầy lãng mạn, hào hoa, cùng với đó chính là hình ảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ dữ dội và cũng thơ mộng. Trước những cảnh hùng vĩ của non nước, hình tượng người lính Tây Tiến ấy đã hiện lên như một tượng đài bất diệt, nó mang vẻ đẹp vừa hùng tráng. Bài thơ Tây Tiến tái hiện một cách chân thực sự tàn khốc của chiến tranh và những gian lao mà người lính phải trải qua trong cuộc kháng chiến. Mặc cho những khó khăn, họ vẫn sống lạc quan và chiến đấu anh dũng. 5. Giá trị nghệ thuật Qua bút pháp lãng mạn mang đậm chất bi tráng Quang Dũng đã giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng và những người lính khỏe khoắn, mạnh mẽ. Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc với các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt gợi lên dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể mà vẫn sinh động, hấp dẫn. Giọng thơ thay đổi mạnh mẽ theo dòng cảm xúc : khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ nhung, khi lắng đọng trong kỷ niệm bâng khuâng, khi lại trang nghiêm, bi hùng gắn với những hình ảnh cùng đồng đội chiến đấu, hi sinh. |
Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 kết nối tri thức 2024? (Hình từ Internet)
Danh mục thơ dùng làm ngữ liệu chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, các tác phẩm thơ truyện thơ, phú, văn tế dùng làm ngữ liệu chương trình Ngữ văn cấp trung học phổ thông bao gồm:
- Xuất dương lưu biệt (Phan Bội Châu)
- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
- Bảo kính cảnh giới số 43 (Nguyễn Trãi)
- Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
- Bích Câu kì ngộ (Truyện thơ Nôm, Khuyết danh)
- Chiều biên giới (Lò Ngân Sủn)
- Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm)
- Dấu chân qua trảng cỏ hoặc Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)
- Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
- Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
- Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du)
- Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lý Bạch)
- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Nhớ (Nông Quốc Chấn)
- Nối vòng tay lớn hoặc Nhớ mùa thu Hà Nội (Trịnh Công Sơn, phần lời? ca từ)
- Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu)
- Quê hương (Giang Nam)
- Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát)
- Sóng (Xuân Quỳnh)
- Xống chụ xon xao (Truyện thơ dân tộc Thái)
- Tạm biệt Huế (Thu Bồn)
- Tặng phẩm của dòng sông (Inrasara)
- Tây Tiến (Quang Dũng)
- Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông nghè tháng Tám (Nguyễn Khuyến)
- Thu hứng 1 (bài 1) hoặc Đăng cao (Đỗ Phủ)
- Tình ca ban mai hoặc Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)
- Tôi yêu em (A. Puskin)
- Tràng giang (Huy Cận)
- Truyện Kiều (Truyện thơ Nôm, Nguyễn Du)
- Từ ấy, Việt Bắc, Ta đi tới (Tố Hữu)
- Tự do (P. Eluard)
- Tự tình 2 (Hồ Xuân Hương)
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy Tây (Nguyễn Đình Chiểu)
- Vội vàng, Nguyệt cầm, Thơ duyên (Xuân Diệu)
Trách nhiệm của giáo viên môn Ngữ văn trong đánh giá học sinh là gì?
Theo Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT trách nhiệm của giáo viên môn Ngữ văn trong đánh giá học sinh bao gồm như sau:
- Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
- Tính điểm trung bình môn học; tổng hợp mức đánh giá theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
- Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh cho giáo viên chủ nhiệm.
- Điều kiện dự tuyển học trường trung học phổ thông dân tộc nội trú là gì?
- Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?