Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9? Môn Ngữ văn lớp 9 có mấy bài đánh giá thường xuyên mỗi kì?

Hướng dẫn học sinh soạn bài Phò giá về kinh môn Ngữ văn lớp 9 cập nhật mới nhất năm nay?

Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9?

Hướng dẫn soạn bài Phò giá về kinh

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Trần Quang Khải, hay còn được gọi là Chiêu Minh Đại vương, sinh năm 1241, mất năm 1294 là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là một võ tướng kiệt xuất thời nhà Trần có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên.

2. Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Phò giá về kinh

Bài thơ được Trần Quang Khải sáng tác khi đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

3. Bố cục

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta

- Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

4. Giá trị nội dung

Bài thơ là sự thể hiện của tinh thần dân tộc bất khuất, hiên ngang, thể hiện khí thế chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc thời nhà Trần.

5 Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

II. Hướng dẫn soạn bài Phò giá về kinh lớp 9

Câu 1: Hãy trình bày bối cảnh ra đời văn bản Phò giá về kinh của Trần Quang Khải.

Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải sáng tác khi đang trên đường đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về thành Thăng Long sau khi dành chiến thắng trước quân Nguyên Mông tại Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô. Đây chính là chiến thắng chống quân Nguyên Mông lần thứ 2.

Câu 2: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ

- Số chữ: mỗi dòng thơ có 5 chữ, tổng cả bài là 20 chữ

- Số dòng: 4 dòng

- Về vần thơ: có thể có 3 vần gieo vào các chữ cuối câu 1, 2, 4; có thể có 2 vần gieo vào chữ Cuối câu 2, câu 4.

- Luật bằng – trắc của thơ ngũ ngôn cũng giống các chữ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ 2, 4 thì phải đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là “bằng” thì chữ thứ 4 là “trắc”, nếu chữ thứ 2 là “trắc” thì chữ thứ 4 phải là “bằng”. Như vậy có thể thấy bài thơ tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 3: Trình bày nội dung của hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối, từ đó cho biết chủ đề của bài thơ.

Hai câu thơ đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta thời nhà Trần trước quân Nguyên Mông xâm lược đó là Trận Hàm Tử và trận Chương Dương. Hai chữ “đoạt sáo” và “cầm Hồ” đứng đầu câu thơ gợi nên chiến thắng oai hùng của quân ta trước quân xâm lược.

Hai câu cuối nói về khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị của dân tộc ta, đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc. Cũng là lời động viên quân và dân cùng xây dựng và phát triển dất nước trong cảnh thái bình.

Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.

Câu 4: Tìm hiểu cách ngắt nhịp của bài thơ ở bản phiên âm bài thơ?

Cách ngắt nhịp 2/3, 3/2 vô cùng dứt khoát, nhịp điệu của các dòng thơ giúp cho bài thơ thể hiện sự mạnh mẽ hào khí chiến thắng trước quân xâm lược Nguyên Mông. Đồng thời nhấn mạnh chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần và khẳng định khát vọng, trách nhiệm của con người trong việc xây dựng đất nước.

Câu 5: So sánh bài thơ trên với bài thơ Sông núi nước Nam để chỉ ra sự tương đồng về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai tác phẩm.

Cả hai bài thơ đều thuộc thể thơ tứ tuyệt (bài chỉ có 4 câu thơ) rất ngắn được thể hiện qua ý tưởng, cả hai bài thơ đều thiên về biểu ý. Ý thơ được trình bày ngắn gọn, tập trung vào sự kiện:

Ở bài Sông núi nước Nam: khẳng định chủ quyền của dân tộc, sự chiến thắng của chính nghĩa. Bài Phò giá về kinh: nêu hai sự kiện chiến thắng lẫy lừng của quân dân nhà Trần: Chương Dương và Hàm Tử, khẳng định sự tồn tại mãi mãi của đất nước, của dân tộc này.

Về hình thức cả hai bài thơ đều viết theo thể thơ Đường luật và viết bằng chữ Hán.

Câu 6: Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay như thế nào? Vì sao?

Bài thơ ra đời từ rất lâu nhưng nội dung vẫn có ý nghĩa với cuộc sống hiện nay. Bài thơ là lời nhắc nhở các thế hệ sau này phải ghi nhớ những chiến công hào hùng của thế hệ cha anh. Đồng thời động viên thế hệ trẻ phải biết giữ gìn, bảo vệ đất nước hòa bình.

Lưu ý: Hướng dẫn Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9 chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9? Môn Ngữ văn lớp 9 có mấy bài đánh giá thường xuyên mỗi kì?

Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9? Môn Ngữ văn lớp 9 có mấy bài đánh giá thường xuyên mỗi kì? (Hình từ Internet)

Môn Ngữ văn lớp 9 có mấy bài đánh giá thường xuyên mỗi kì?

Tại Điều 6 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Đánh giá thường xuyên
1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.
2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:
a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.
b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:
- Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.
- Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.
....

Như vậy, do môn Ngữ văn lớp 9 có trên 70 tiết/năm cho nên sé có 4 bài đánh giá thường xuyên.

Các yêu cầu đánh giá học sinh lớp 9?

Theo Điều 4 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT các yêu cầu đánh giá học sinh lớp 9 bao gồm:

- Đánh giá căn cứ vào yêu cầu cần đạt được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Đánh giá bảo đảm tính chính xác, toàn diện, công bằng, trung thực và khách quan.

- Đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kĩ thuật và công cụ khác nhau; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì.

- Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong rèn luyện và học tập của học sinh; không so sánh học sinh với nhau.

Môn ngữ văn lớp 9
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn nghị luận về cách sử dụng thời gian rảnh rỗi? Kiến thức văn học cần phải có khi học xong môn Ngữ văn lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
5+ mẫu viết bài văn nghị luận về lòng nhân ái lớp 9? Học sinh lớp 9 có nhiệm vụ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh chi tiết nhất? Hình thức đánh giá Môn Ngữ văn lớp 9 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 19+ dẫn chứng nghị luận xã hội? Nội dung viết môn Ngữ văn lớp 9 được phân bổ bao nhiêu phần trăm chương trình học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thuyết minh về món ăn truyền thống ngày Tết Nguyên Đán 2025? 4 yêu cầu khi thực hiện đánh giá học sinh lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 2 bài văn mẫu nghị luận về vấn đề ăn quà vặt của học sinh? Học sinh trường THCS có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách lập dàn ý nghị luận xã hội tư tưởng, đạo lí lớp 9 đạt điểm cao? Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn kể lại 1 hoạt động xã hội? Học sinh xã rác bừa bãi trong công viên có phải là hành vi mà học sinh THCS không được làm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lười biếng là gì? Dẫn chứng về sự lười biếng? Viết đoạn văn 200 chữ về sự lười biếng? Đánh giá thường xuyên đối với môn Ngữ văn lớp 9 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát? Học sinh lớp 9 trong một học kì phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 3958

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;